Gần đây, có người đã mạo danh cháu, lập facebook ảo để đăng những bài đăng xúc phạm bạn bè cháu trên trang cộng đồng kí túc xá của sinh viên khối đại học quốc gia. Sau khi phòng cháu biết thì đã đăng bài đính chính, tuy nhiên nick facebook này còn lập thêm 2 nick facebook ảo khác, công kích chúng cháu. Thậm chí, nay các facebook ảo ấy còn lấy hình của cháu và bạn cháu làm hình ảnh đại diện, đi rao bán những thứ như bao cao su ở trang kí túc xá, thậm chí còn bình luận với nội dung khiêu dâm rằng chúng cháu đang hoạt động mại dâm nhằm bôi nhọ danh dự chúng cháu. Vậy xin hỏi luật sư, chúng cháu có thể nhờ pháp luật can thiệp không?
Những thắc mắc về việc “Có thể xử phạt với hành vi giả mạo facebook không?” sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn tham khảo!
Căn cứ pháp lý
Luật Công nghệ thông tin 2006
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi mạo danh người khác có thể bị xử phạt
Trong cuộc sống, có nhiều đối tượng vì các mục đích khác nhau mà có hành vi giả mạo người khác. Lợi dụng mạng xã hội, không gian mạng, các hành vi giả mạo được thực hiện dễ dàng hơn. Thông thường hành vi giả mạo được thực hiện để nhằm đạt được một mục đích cụ thể, đó có thể là việc cố tình mạo danh một người để công kích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chính người đó hoặc một người khác; mạo danh cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; mạo danh để đạt được những lợi ích về vật chất, tinh thần… Tùy vào mục đích với các tình tiết khác nhau của hành vi mạo danh trên thực tế để xác định loại vi phạm mà các đối tượng đã thực hiện. Có thể kể đến như:
- Nếu hành vi mạo danh được thực hiện trên không gian mạng internet nhằm xuyên tạc, xúc phạm tổ chức, cá nhân khác thì hành vi đó có thể coi là hành vi vi phạm điểm d, khoản 2, điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật dân sự.
- Nếu hành vi mạo danh nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- …
Hành vi giả mạo facebook trong tình huống trên có thể bị xử lý như thế nào?
Những hành vi của kẻ xấu như: Lập facebook ảo mạo danh bạn để đăng bài xúc phạm người khác, để rao bán bao cao su, bình luận nội dung khiêu dâm, bịa đặt bạn hoạt động mại dâm nhằm bôi nhọ danh dự bạn; là những hành vi vi phạm Luật Công nghệ thông tin 2006. Theo đó điểm d, khoản 2, điều 12 xác định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động, phát triển công nghệ thông tin bao gồm hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin được quy định tại điều 77 Luật Công nghệ thông tin 2006, theo đó cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kẻ xấu có hành vi lập facebook mạo danh bạn tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại. Cụ thể:
Hành vi giả mạo trang facebook của người khác có thể bị xử lý theo quy định tại điểm d, khoản 3, điều 99 Nghị định 15/2020/ND-CP về hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó hành vi của kẻ xấu khi dùng trang facebook giả mạo này để đưa những thông tin bịa đặt nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp người giả mạo facebook để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn, người giả mạo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Trường hợp những hành vi này gây thiệt hại tới danh dự, nhân phẩm của bạn, bạn có đủ chứng cứ chứng minh những thiệt hại này thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu kẻ xấu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 584 BLDS 2015.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có thể xử phạt với hành vi giả mạo facebook không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm d, Khoản 3, Điều 99 Nghị định 15/2020, hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
Theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ- CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật