Bị người khác đánh, vu khống có khởi kiện được không?

29/01/2022
Bị người khác vu khống có khởi kiện được không
728
Views

Thưa luật sư, tôi và anh H có cãi nhau qua lại và dẫn đến đánh nhau. Anh H có cầm một cây gậy đánh vào tôi, tôi vội cúi xuống nhặt một cục đá để tự vệ. Sau đó anh H viết đơn lên kiện tôi và vu khống tôi là vào nhà đánh đập anh ấy. Xin Luật sư cho tôi biết tôi nên làm gì và xin Luật sư cho tôi mẫu đơn để kiện lại anh H? Tôi xin cảm ơn!

Những thắc mắc về việc “Bị người khác vu khống có khởi kiện được không?” sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bị người khác vu khống có khởi kiện được không ?

Khởi kiện là hành vi đầu tiên của cá nhân, tổ chức làm phát sinh quá trình giải quyết vụ án dân sự; do đó cần có sự phân biệt giữa khởi kiện trong một vụ án dân sự với việc tố giác tội phạm trong một vụ án hình sự. Quyền khởi kiện được quy định cụ thể tại điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 :“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy bạn không đề cập rõ yêu cầu khởi kiện của anh H, nhưng có thể suy đoán là anh H vu khống bạn vào nhà đánh và khởi kiện bạn để yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi này.

Trong trường hợp tòa án thụ lý đơn khởi kiện của anh H và có văn bản thông báo với bạn về vụ án với tư cách là bị đơn; thì khi đó bên cạnh việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bạn có quyền yêu cầu phản tố để bảo vệ lợi ích của bản thân theo quy định tại điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn:

“1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”

Trong văn bản ghi ý kiến bạn có thể trình bày rõ về việc bạn không có hành vi như anh H nói mà chỉ là sự tự vệ. Nếu hành vi cầm gậy đánh bạn hoặc hành vi vu khống bạn của anh H có gây ra thiệt hại cho bạn, bạn có đủ chứng cứ chứng minh thì có thể trình bày yêu cầu phản tố buộc anh H phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trường hợp tòa án không thụ lý đơn khởi kiện của anh H, bạn muốn khởi kiện anh H một cách độc lập, thì bạn cũng cần chứng minh được hành vi của anh H khi cầm gậy đánh bạn, vu khống cho bạn có gây thiệt hại tới bạn và bạn cũng cần có đủ chứng cứ chứng minh để đảm bảo được kết quả có lợi cho bản thân, đỡ mất thời gian, công sức, phí theo kiện. Khi đó bạn có thể nộp đơn khởi kiện anh H chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bạn theo quy định điều 584 BLDS 2015, điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết

Trường hợp hành vi đánh bạn của anh H xâm hại nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn, bạn có thể tố giác hành vi này về Tội cố ý gây thương tích theo điều 134 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với các cơ quan có thẩm quyền. Khoản 2 điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

“a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”

Theo điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác bao gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy bạn có thể tới một trong các cơ quan trên để tố giác tội phạm; thông thường thì bạn nên đến công an xã hoặc công an huyện để trình báo về vụ việc.

Trong trường hợp hành vi cố ý gây thương tích của anh H chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên lạc 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bị người khác vu khống có khởi kiện được không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không gây thiệt hại có được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại không?

Không, trách nhiêm bồi thường thiệt hại với mục đích khôi phục, đền bù thiệt hại cho người bị gây thiệt hại chỉ có thể được đặt ra khi có hành vi trái pháp luật và hành vi đó gây thiệt hại cho người khác

Bị người khác xúc phạm danh dự nhưng hơn 1 năm sau muốn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính với hành vi này có được không?

Không được, theo điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội là 01 năm. Do đó bạn chỉ có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính trong vòng 1 năm kể từ khi hành vi vi phạm kết thúc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.