Có phải vẫn được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bị bệnh?

04/06/2022
400
Views

Chào luật sư, hôm trước vợ tôi bị ốm nặng phải đi viện điều trị; do nhà không có người nên tôi phải nghỉ làm để chăm vợ. Luật sư cho tôi hỏi nghỉ làm chăm vợ ốm có được hưởng lương không? Tôi có được hưởng chế độ ốm đâu khi vợ ốm? Nếu muốn được hưởng lương thì cần làm gì? Mong nhận được tư vấn của Luật sư.

Nghỉ hưởng lương là một trong những quyền lợi của người lao động trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định và rơi vào trường hợp mà Luật quy định thì người lao động mới được hưởng lương cho những ngày nghỉ này. Vậy những trường hợp nào người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương? Nghỉ chăm vợ ốm có được hưởng lương hay chế độ ốm đau theo bảo hiểm? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Có phải vẫn được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bị bệnh?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng lương?

Theo Bộ luật lao động 2019; người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

Nghỉ lễ, tết hàng năm

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động; người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

-Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Nghỉ việc riêng

– Nghỉ việc riêng được hưởng lương đối với các trường hợp sau; căn cứ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương

Căn cứ Điều 113 BLLĐ; người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên có số ngày nghỉ hằng năm như sau:

– 12 ngày làm việc với công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– 16 ngày làm việc với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày (theo Điều 114 BLLĐ năm 2019).

Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động

Theo Khoản 1 Điều 99 Bộ luật lao động; trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nghỉ do tạm đình chỉ công việc

Theo Khoản 4 Điều 128 Bộ luật lao động quy định:

Người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh vụ việc vi phạm nội quy lao động.

Nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Nghỉ chế độ đối phụ nữ

Theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động:

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nghỉ làm chăm vợ bệnh có được hưởng lương không?

Có phải vẫn được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bị bệnh?
Có phải vẫn được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bị bệnh?

Theo các quy định trên; không có trường hợp nào được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bệnh. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng những ngày nghỉ phép năm mà chưa nghỉ của mình.

Do đó, bạn muốn nghỉ làm để chăm vợ bệnh thì bạn có thể xin nghỉ phép năm. Khi bạn xin nghỉ phép năm (nếu còn ngày phép năm) thì bạn được hưởng nguyên lương những ngày nghỉ phép năm này.

Trường hợp đã nghỉ hết phép năm; mà vẫn muốn nghỉ tiếp để chăm vợ thì có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ việc không hưởng lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động.

Nghỉ làm chăm vợ bệnh có được hưởng chế độ ốm đau hay không?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ là người:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

– Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy; dựa trên các quy định ở trên; trường hợp nghỉ việc để chăm sóc vợ bị bệnh sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tới 5 triệu đồng; nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có phải vẫn được hưởng lương khi nghỉ làm chăm vợ bị bệnh?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ không lương 1 ngày.
– Khi người lao động có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động, luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Mẹ nghỉ chăm con ốm có được hưởng chế độ ốm đau?

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Do đó nếu người lao động phải nghỉ chăm con dưới 7 tuổi ốm và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong 01 năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:
– Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;
– Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 – 07 tuổi

Người lao động có quyền kí kết hợp đồng để làm song song 2 công ty cùng 1 lúc không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019:
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động; với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.