Có nên tịch thu điện thoại của con không?

23/07/2022
1386
Views

Xin chào Luât sư 247, con tôi do sự rủ rê của bạn xấu nên trở nên nghiên game bạo lực, bắn súng mà bỏ bê học hành. Thấy điện thoại có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của con, tôi có nên tịch thu điện thoại của con không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay, điện thoại và các loại thiết bị thông minh đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại vì các chức năng tiện lợi như giải trí, học tập, làm việc. Tuy nhiên, đối với trẻ em nếu không chọn lọc các nội dung tương tác trên điện thoại sẽ có ảnh hướng xấu đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy cha mẹ có nên tịch thu điện thoại của con không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật trẻ em năm 2016
  • Hiến Pháp 2013

Quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.

Quyền riêng tư của trẻ em là gì?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn và phẩm giá con người. “Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình”.

Quyền riêng tư đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (Điều 12) và Công ước các quyền chính trị, dân sự, 1966 (Điều 17): “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự, uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm hại tương tự như vậy”.

Quyền riêng tư của trẻ em là một khía cạnh của quyền riêng tư, được khẳng định tại Điều 16 Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989: “Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em”; “Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.

Là một quyền con người, một bộ phận của quyền riêng tư, quyền riêng tư của trẻ em chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và phẩm giá của các em. Quyền riêng tưcủa trẻ về cơ bản được tiếp cận và có đặc điểm, nội hàm như quyền riêng tư.

Quyền riêng tư của trẻ em và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết, bởi trẻ em là những “người dưới 18 tuổi…”, về cơ bản, là những thể nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi, chưa có nhận thức, sức khỏe, độ tuổi như người trưởng thành, người lớn và cần có sự chăm sóc, bảo vệ, đối xử phù hợp.

Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em

Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó đóng vai trò trung tâm, chủ đạo là Nhà nước. Theo đó, bảo vệ quyền riêng tưcủa trẻ em là việc Nhà nước chủ động ngăn chặn sự vi phạm đến quyền này từ phía các bên thứ ba, thể hiện ở việc Nhà nước chủ động xây dựng các biện pháp và thực hiện cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em.

Cha mẹ có được kiểm tra điện thoại của con?

Có nên tịch thu điện thoại của con không?
Có nên tịch thu điện thoại của con không?

Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Nếu cha mẹ nhận thấy điện thoại, máy tính cá nhân của con có những thông tin độc hại, không phù hợp độ tuổi, mang tính khiêu dâm, bạo lực, vi phạm pháp luật… thì cha mẹ có quyền kiểm tra điện thoại để phát hiện kịp thời và có giải pháp can thiệp để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ lạm dụng việc kiểm tra điện thoại, máy tính để lấy những thông tin cá nhân, riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em và không thuộc các thông tin gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường rồi can thiệp, gây ảnh hưởng tiêu cực thì hành động này là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, khoản 11, Điều 6 Luật này cũng quy định nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Do đó, dù con cái có các hành động sai, không phù hợp đạo đức, đó vẫn là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của con trẻ. Khi không được các con đồng ý, cha mẹ không có quyền công bố, tiết lộ những thông tin đó.

Như vậy, việc kiểm tra điện thoại của con không sai do hành động này là để đảm bảo các lợi ích tốt nhất của con trẻ. Tuy nhiên, hành động đăng tải nội dung tin nhắn của con là chưa phù hợp theo quy định của Luật Trẻ em 2016. Con trai chị Nhung đã 13 tuổi nên việc đăng tải này phải được sự chấp nhận của con.

Tâm lý chung của cha mẹ là rất thương yêu con, khi con phạm lỗi thường dùng mọi cách để giúp con nhận ra sai lầm và sửa chữa. Tuy nhiên, do những hành động, phản ứng này dựa trên tình cảm, mang nhiều cảm xúc nên đôi khi thường lấn át ý chí, có thể không may tạo ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của con trẻ.

Trẻ em hiện nay sống trong môi trường mới, cởi mở và ít khuôn khổ, giới hạn hơn xưa. Do đó, cha mẹ cần nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm kỹ năng, kiến thức để có ứng xử phù hợp, bắt kịp với sự phát triển của con cái.

Có nên tịch thu điện thoại của con không?

Theo Hiến Pháp 2013 quy định thì công dân có quyền được bí mật về thư tín, điện thoại, không ai được phép kiểm soát thu giữ trái phép và quyền đươc tự do đi lại, quyền làm việc. Cụ thể:

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Con bạn có thể trình báo sự việc đến cơ quan, tổ chức địa phương để thực hiện động viên, giải thích, ngăn chặn hành vi của bố mẹ bạn đồng thời có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Có nên tịch thu điện thoại của con không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Đổi tên căn cước công dân; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm khi cho trẻ nhỏ dùng điện thoại?

Trẻ em dùng điện thoại sẽ giúp trẻ không bị thụt lùi so với thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
Tìm kiếm được nhiều thông tin, tài liệu học tập và các lĩnh vực khác trên Google, Youtube… giúp trẻ chủ động hơn trong việc học, các thắc mắc được giải đáp nhanh chóng.
Phụ huynh có thể định vị được trẻ ở đâu, dễ liên lạc khi cần.

Nên cho trẻ dùng lúc mấy tuổi là phù hợp?

Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein – nhà tâm lý học ở Chicago đối với những đứa trẻ có trách nhiệm thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoại lúc 8 – 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi 13 – 17 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để trẻ bắt đầu tập sử dụng điện thoại.

Cách cho trẻ dùng điện thoại đúng, an toàn?

Không nên để trẻ sử dụng điện thoại khi tín hiệu yếu hoặc quá nóng.
Đừng để trẻ mang điện thoại đến trường.
Không để trẻ tiếp xúc với các trang web đen, phản xã hội…
Không để điện thoại gần trẻ em khi ngủ vào ban đêm.
Thiết lập thời gian sử dụng trong ngày cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.