Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?

23/07/2022
Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?
707
Views

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký thường trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan đó làm thủ tục đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu cho người đó. Nhiều người có ý định đưa con từ nước ngoài về đăng ký sinh sống tại Việt Nam, tuy nhiên chưa biết nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào? Mời các bạn độc giả đón đọc bài viết của Luật sư 247 để nắm thêm các quy định mới.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014
  • Luật cư trú năm 2020
  • Thông tư số 31/2015/TT-BCA

Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài có được không?

Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú:

“1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước”.

Bên cạnh đó, Điều 40 quy định điều kiện xét cho thường trú tại Việt Nam như sau:

“1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên”.

Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 3 năm trở lên trong 4 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú”.

Theo Điều 41 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục xin thường trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau:

“1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

2. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

5. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú”.

Điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định: “Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú”.

Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?
Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?

Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

– Khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú quy định: “Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên”.

– Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 31/2014/NĐ- CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định: “Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống”.

– Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định: “Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú”.

Hồ sơ đăng ký thường trú

– Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

+ Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Trường hợp xin đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Cư trú.

– Ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất, nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp.

+ Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Nhập hộ khẩu cho con có quốc tịch nước ngoài như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Giấy phép sàn thương mại điện tử, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ khẩu thường trú?

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Khi nào được nhập hộ khẩu cho con?

Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
+ Vợ về ở với chồng;
+ Chồng về ở với vợ;
+ Con về ở với cha, mẹ;
+ Cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.

Hồ sơ nhập hộ khẩu cho con?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ nhập hộ khẩu cho con gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.