Chứng cứ buộc tội nhận hối lộ là gì?

23/07/2022
619
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi mới lên làm bác sĩ phẩu thuật chính chưa lâu, vài hôm trước có người nhà bệnh nhân gửi “hoa hồng” cho tôi hơn 10.000.000đ với yêu cầu ưu tiên cho con của họ được phẩu thuật trước và bị một bệnh nhân đi ngang quay phim lại được. Tôi đã trả lại tiền, nhưng rất lo sợ không biết video mà người bệnh nhân kia quay có phải là chứng cứ buộc tội nhận lối lộ không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hối lộ và nhận hối lộ luôn là những vấn đề gây nhứt nhói trong xã hội hiện nay, và để buộc tội nhận hối lộ thì các chứng cứ là một trong những yếu tố quan trong trong việc buộc tội nhận hối lộ. Vậy chứng cứ buộc tội nhận lối lộ là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Tội nhận hối lộ được quy định như thế nào?

Hối lộ được hiểu hành vi nhận hoặc mời nhận (tặng) bất kì phần thưởng quá mức nào đó cho bất kỳ ai, người à có công việc liên quan đến quản lý công, để gây ảnh hưởng và buộc người đó phải hành động trái với nghĩa vụ và các quy tắc trung thực và liêm chính.

Theo từ điển Luật học, hối lộ là tệ nạn xã hội được biểu hiện dưới ba dạng khác nhau: nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.

Về bản chất, hối lộ là một sự mua bán quyền lực, người nhận hối lộ phải là người nắm giữ quyền lực và “bán” quyền lực đó để thu lợi bất chính cho mình. Khi được giao phó quyền hạn, con người luôn có nguy cơ sử dụng quyền hạn đó vì lợi ích cá nhân của mình

Nhận hối lộ là một trong những dạng hành vi hối lộ. Hành vi nhận hối lộ trở thành tội hối lộ khi hành vi nhận hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà theo quy định của bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tội nhận hối lộ tức người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Từ đó có thể thấy tội nhận hối lộ luôn tồn tại nhiều hơn một chủ thể phạm tội, có người đưa hối lộ, bên trung gian nhận hối lộ hoặc tổ chức khác. Lợi ích được các bên đưa trao cho bên nhận là yếu tố không thể thiếu trong mối quan hệ hối lộ. Nhận hối lộ là hành vi được thực hiện một cách cố ý, kể cả trường hợp nhận hối lộ gián tiếp.

Khái niệm chứng cứ theo quy định pháp luật hiện hành

Chứng cứ buộc tội nhận hối lộ là gì?
Chứng cứ buộc tội nhận hối lộ là gì?

Khái niệm chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng của lí luận về chứng cứ. Khái niệm chứng cứ là cơ sở để giải quyết hàngloạt vấn đề liên quan như các thuộc tính của chứng cứ, các thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ… góp phần quyết định vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan từng vụ án hình sự; định nghĩa chính xác khái niệm chứng cứ ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định địa vị pháp lí (quyền và nghĩa vụ tố tụng hình sự) của những người tham gia tố tụng, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.

Do có vai trò quan trọng như vậy, cho nên khái niệm chứng cứ được người làm luật xác định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điều 86, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Đồng thời, BLTTHS năm 2015 cũng quy định các nguồn chứng cứ là vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp và hợp tác quốc tế; các tài liệu, đồ vật khác (khoản 1 Điều 87).

Như vậy, chứng cứ là những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án được chứa đựng ữong các nguồn khác nhau. Vì vậy, cần phân biệt chứng cứ với nguồn chứng cứ. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ, do vậy, các nguồn không phải là chứng cứ. Tuy nhiên, bất kì chứng cứ nào cũng được lưu giữ trong nguồn mà pháp luật quy định để đảm bảo cho chứng cứ được đúng đắn, khách quan, hợp pháp. Trong lí luận cũng như thực tiễn tố tụng, không phải lúc nào chứng cứ và nguồn chứng cứ cũng được phân biệt rõ ràng.

Việc thu thập chứng cứ mà pháp luật tố tụng hình sự quy định được hiểu là thu thập nguồn chứng cứ hoặc thu thập ngay chính chứng cứ. Thu thập con dao dính máu tại hiện trường vụ án là thu thập nguồn chứng cứ nhưng thu thập máu đọng lại trên nền nhà nơi xảy ra vụ án giết người qua khám nghiệm hiện trường lại là thu thập chứng cứ.

Khái niệm chứng cứ phải bao hàm được mối quan hệ giữa hình thức tố tụng và bản chất khách quan của chứng cứ, chủ thể và đối tượng chứng minh cũng như thể hiện đầy đủ các yếu tố nội hàm đặc trưng của chứng cứ.

Chứng cứ buộc tội nhận hối lộ là gì?

Thời gian qua, trong nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng mặc dù có dấu hiệu rõ ràng của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ song vẫn không thể xử lý được bị can, người liên quan về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ.

Bởi vì, trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh, bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.

Thông thường, những vụ đưa – nhận hối lộ được thực hiện trong bóng tối, chỉ có người đưa và người nhận với nhau. Để có nhân chứng, vật chứng, tài liệu để chứng minh là không hề đơn giản. Bản thân người đưa và người nhận đều biết rằng nếu như mà bị phát hiện thì sẽ bị xử lý theo pháp luật cho nên họ sẽ tìm cách xóa bỏ chứng cứ, chối tội.

Tuy nhiên khó khăn như vậy không có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra bất lực trước hành vi đưa và nhận hối lộ bởi lẽ thực tế trong thời gian qua chúng ta đã xử rất nhiều vụ đưa và nhận hối lộ. Để làm được những việc này, đó là cả một quá trình đấu tranh rất phức tạp và lâu dài của các cơ quan điều tra.

Việc mà cán bộ điều tra cần phải tiến hành để thu thập chứng cứ buộc tội nhận hối lộ đó là: thu thập triệt để những tài liệu chứng cứ liên quan, củng cố lời khai. Trên cơ sở những tài liệu chứng cứ đó có căn cứ để đấu tranh với các bên… chứng minh sự luân chuyển của tài sản, chứng minh hành vi của các đối tượng.

Bên cạnh sự đấu tranh, có sự giáo dục, thuyết phục đối với các đối tượng để họ có thể nhận thức được những vấn đề về xử lý, về pháp luật, về sự khoan hồng của pháp luật.Qua đó, ý chí chủ quan các đối tượng thấy được rằng: hành vi phạm tội ấy nếu như mình không nhận thì cơ quan tố tụng cũng sẽ có căn cứ để buộc tội; nếu như mình thừa nhận và thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan tiến hành tố tụng thì cũng là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Cho nên, các đối tượng đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác, chủ động cung cấp thông tin, tài liệu. Từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ, có cơ sở để củng cố tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chứng cứ buộc tội nhận hối lộ là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng di chúc tại nhà; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt của tội nhận hối lộ?

– Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 02 đến 07 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 2 Điều 354 là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 3 Điều 354 là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 4 Điều 354 là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
– Hình phạt bổ sung đó chính là  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đưa hối lộ có phạm tội không?

Cụ thể là Điều 289 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm”. Theo đó, người đưa hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các thuộc tính của chứng cứ gồm những gì?

– Tính khách quan của chứng cứ
– Tính liên quan của chứng cứ
– Tính hợp pháp của chứng cứ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.