Hành vi dân sự đối với một người là rất quan trọng bởi nó quyết định rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Với mỗi người thì đa số đều mong muốn mình sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. Và có con cái cũng là một trong đó. Nhưng với người bị hạn chế hành vi dân sự, nhiều người hoài nghi về khả năng nuôi con của họ nhưng không rõ pháp luật có cho phép thực hiện quyền nhận con nuôi hay không? Vậy Có được nhận con nuôi với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nhận con nuôi là gì?
Nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa những người nhận con nuôi và người được nhận nuôi. Trong đó, cha mẹ nuôi là người nhận con sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Hiện nay, pháp luật và nhà nước khuyến khích các gia đình nhận con nuôi; đặc biệt là trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em tại các trại trẻ mồ côi, cô nhi viện… Từ đó, giúp những trẻ em này có được cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn.
Điều kiện nhận con nuôi đối với người nhận
Điều kiện nhận con nuôi trong nước
Người muốn nhận con nuôi cần đấp ứng đầy đủ 04 điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có tư các đạo đức tốt.
Ngoài ra, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối.
Nếu nhiều người muốn nhận một người làm con nuôi thì người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con tốt nhất sẽ được ưu tiên hơn. Hoặc ưu tiên theo hàng lần lượt, cụ thể:
- Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trường hợp người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi; hoặc người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi; thì phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
Ngoài ra, còn phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện nhận con nuôi thông thường gồm:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; và có tư các đạo đức tốt.
Có được nhận con nuôi với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Như vậy, theo quy định trên người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì vậy trong trường hợp này, bạn của bạn bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi. Bạn của bạn chỉ được nhận nuôi con nuôi khi Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người đồng tính có được nhận con nuôi không?
ại Điều 13, Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Đồng thời, điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Thế nên, pháp luật không cấm hay hạn chế đối với người đồng tính nhận con nuôi. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng các điều kiện để được nhận con nuôi theo quy định cũng như các hành vi bị nghiêm cấm để có thể làm thủ tục nuôi đứa bé theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được nhận con nuôi với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, theo quy định trên thì con nuôi cũng được hưởng thừa kế như con đẻ và thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng.
Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau:
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”