Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?

19/09/2022
Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?
299
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tình trạng các công an ngồi tại khu vực tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân nhận tiền của người dân với mục đích làm nhanh hồ sơ cấp căn cước công dân không phải là một câu chuyện mới mẽ. Đã có rất nhiều trường hợp khi công an nhận tiền của người dân muốn làm căn cước công dân nhanh đã bị phát hiện và xử lý. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định về căn cước công dân như sau: Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân 2014.

Độ tuổi làm căn cước công dân theo quy định tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 21 thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Lần lượt với các mốt thời gian sau:

  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 14 tuổi đến trước 23 tuổi: Hết hạn vào năm 25 tuổi.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 23 tuổi đến trước 38 tuổi: Hết hạn vào năm 40 tuổi.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 38 tuổi đến trước 58 tuổi: Hết hạn vào năm 60 tuổi.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 58 tuổi trở đi: Có giá trị sử dụng cho đến khi chết (trừ trường hợp Căn cước công dân bị mất hoặc hư hỏng).

Ngoài ra tại những độ tuổi mà ta phát hiện:

  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Khi công dân có yêu cầu.
  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

thì bạn phải thực hiện đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân gắp chip tại Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp:

  • CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
  • Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp  thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu).

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp:

  • CCCD mã vạch đã được cấp.
  • Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp  thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân gắp chip như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip:

– Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.

– Đối với trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Đối với trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

– Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chip.

Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?
Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?
  • Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip: Đối với trường hợp tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.
  • Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay:

– Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chip cho công dân kiểm tra, ký tên.

– Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

– Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

  • Bước 4: Trả kết quả: Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Nơi tiến hành làm thẻ căn cước công dân thì công dân tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?

Hành vi công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Công an thông thường chỉ đóng vai trò trong việc tiếp nhận thông tin và tạo lập hồ sơ ban đầu từ phía người dân, tuy nhiên bản thân người công an lại không phải là người có thẩm quyền trong việc trực tiếp ký xét duyệt hồ sơ để cấp nhanh căn cước cho người dân. Cho nên công an có hành vi nhận tiền làm nhanh căn cước công dân không đủ yếu tố cấu thành Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Chính vì thế, hành vi công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân của người dân là hành vi có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nếu số tiền nhận làm nhanh căn cước công dân dưới 02 triệu đồng: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.

Nếu số tiền nhận làm nhanh căn cước công dân trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thoả các điều kiện luật định: Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 thì hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Không tiến hành đổi căn cước công dân gắn chip có bị phạt?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Như vậy thông tin không đi đổi sang căn cước công dân gắn chip là sẽ bị phạt là thông tin hoàn toàn phiến diện và không đúng sự thật. Như đã phân tích hiện nay đối với giấy chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân mã vạch nếu còn thời hạn sử dụng thì sẽ vẫn còn giá trị sử dụng. Chỉ khi nào giấy chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân mã vạch hết hạn sử dụng mà công dân không chịu đi cấp đổi lại thẻ thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công an nhận tiền làm nhanh căn cước công dân bị xử phạt thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cầm cố CCCD/CMND bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
– Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
– Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
– Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi cầm cố thẻ CCCD có thể bị xử phạt với mức phạt là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn có thể bị tịch thu tiền nhận được do cầm cố thẻ CCCD.

Sử dụng CMND/CCCD của người khác bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;
– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp CCCD bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.