Xin chào Luật sư. Tôi là Quang Nhật, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Tháng sau tôi dự tính bay ra Sài Gòn để thăm anh em của mình. Vì là lần đầu đi máy bay nên tôi chưa biết rõ về quy định khi lên máy bay như thế nào. Tôi muốn mang bia để làm quà cho anh em tôi, thì khi lên máy báy có được mang không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Có được mang bia lên máy bay không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Tại sao lại có quy định về vật dụng được mang và không được mang lên máy bay?
Máy bay không giống ô tô, cũng không giống tàu hỏa, tàu thủy hay bất cứ phương tiện giao thông phổ biến nào khác.
Phương tiện này hoạt động dựa theo sự kết hợp của rất nhiều đơn vị và sự hỗ trợ kỹ thuật, để có thể nâng hành khách lên bầu trời và đưa họ tới điểm đến một cách nhanh nhất.
Máy bay là một phương tiện vận chuyển với không gian kín, với áp suất không khí đặc biệt, nên khi có một sự cố dù nhỏ về sự vật hay sự việc trên một chuyến bay trên bầu trời, sẽ rất khó để giải quyết nhanh chóng, nhất là khi hành khách không tuân thủ quy định.
Cụ thể như đã từng có những vụ tấn công bằng dao, vật sắc nhọn trên máy bay, hay những vụ đánh bom bằng chất lỏng, những vụ làm nhiễu sóng máy bay bằng thiết bị điện tử,… đã xảy ra trong suốt lịch sử ngành hàng không thế giới.
Khi có sự cố trên máy bay do hành khách gây ra, hậu quả có thể xảy ra là không thể đo lường, và để hạ cánh hay tìm kiếm sự trợ giúp trực tiếp từ cơ quan chức năng sẽ mất rất lâu.
Để đảm bảo cho chuyến bay được diễn ra suôn sẻ, và quan trọng nhất là an toàn, thì tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều đưa ra quy định chung về hành lý của hành khách trong các chuyến bay.
08 nhóm vật phẩm cấm mang lên khoang hàng tàu bay
Theo đó, 08 nhóm vật phẩm nguy hiểm cấm mang lên khoang hàng tàu bay bao gồm:
(1) Đạn, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển trong hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể theo quy định;
(2) Các loại kíp nổ;
(3) Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm;
(4) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;
(5) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo
(6) Đạn khói, quả tạo khói;
(7) Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo;
(8) Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy), ôxy lỏng. (Đây là nội dung mới được bổ sung so với quy định trước đây tại Quyết định 959/QĐ-CHK ngày 07/5/2021).
Có được mang bia lên máy bay không?
Theo Quyết định 1541/QĐ-CHK 2021 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay, được ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2021 quy định về việc đem đồ uống có cồn như sau:
Đồ uống có cồn được phép mang theo người hoặc mang trong hành lý ký gửi, hành lý xách tay; không cần phải được Người khai thác tàu bay chấp thuận; không phải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay.
a) Đối với đồ uống có cồn từ 24% nồng độ cồn trở xuống: không bị hạn chế.
b) Trên 24% đến 70 % nồng độ cồn: phải được đựng trong bình chứa của nhà sản xuất, còn nguyên niêm phong và nhãn mác, dung tích bình không quá 5 lít, mỗi hành khách mang không quá 5 lít.
c) Trên 70 % nồng độ cồn: không được phép mang trong người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi.
Các vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hành khách của tàu bay?
Chất nổ và các chất gây cháy, nổ
Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay:
- Các loại kíp nổ
- Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm
- Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ
- Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác
- Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo
- Đạn khói, quả tạo khói
- Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo
Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương
Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này bao gồm:
- Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự
- Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.
- Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả ống ngắmSúng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su
- Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh
Các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo
- Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình)
Các chất hóa học
- Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay
- Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); và
- Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm
Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn
Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:
- Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay
- Dao lam, dao rọc giấy
- Súng tự chế, súng phóng lao
- Súng cao su
- Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm
- Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm
- Dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ…
- Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại
- Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm
Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng
Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:
- Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim
- Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay
- Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít
- Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm
- Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay
- Đèn khò
- Dụng cụ bắn vít, bắn đinh
- Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:
- Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết
- Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ
- Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật
Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt
Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.
Có thể bạn quan tâm
- Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
- Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?
- Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Có được mang bia lên máy bay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, công chứng tại nhà, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
Như vậy, với hành vi nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển, cô gái có thể bị xử phạt hành chính với lỗi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép. Với lỗi này sẽ bị xử phạt từ 1 triệu-3 triệu đồng.
Hành khách mang dao lên tàu bay có thể bị xử phạt theo điểm e khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Theo đó, hành vi đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định có thể bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng.
Căn cứ theo danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay thì có được mang máy uốn tóc có chứa khí hydrocarbon Nhưng phải đáp ứng một số điều kiện sau:
a) Mỗi người được mang 01 máy.
b) Bộ phận sinh nhiệt của máy phải có nắp chụp an toàn bảo vệ.
c) Bình khí dự phòng dành cho máy uốn tóc loại này không được phép vận chuyển.