Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?

09/08/2022
Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?
401
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một thắc mắc như sau. Tôi có một người bạn đồng giới có nhờ tôi hỏi giúp răng bạn ấy có được kết hôn với người đồng giới hay không? Tôi muốn hỏi hiện nay pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?

Hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích cụ thể hôn nhân đồng giới là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hôn nhân đồng giới. Hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính.

Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt. Quy định này nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính được nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau:

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Không chỉ vậy, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Như vậy, so với quy định trước đây. Hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng. Nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Kết hôn đồng giới có phát sinh quan hệ vợ chồng không?

Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?
Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không?

Hôn nhân đồng giới sẽ không tồn tại. Và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng

– Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;

– Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

Có được kết hôn với người đã chuyển giới không?

Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.

Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.

Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch. Thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển. Và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.

Nói tóm lại, đến thời điểm này, quy định về kết hôn đồng giới tại Việt Nam đã “mở” hơn trước đây. Tuy nhiên, mặc dù không còn cấm nhưng Việt Nam cũng không công nhận mối quan hệ này.

Khi nào thì hôn nhân cùng giới được công nhận ở Việt Nam ?

Theo các thống kê được đưa ra, thì ước tính có khoảng 2,5 triệu người đồng tính ở Việt Nam. Con số đó không phải nhỏ. Nhưng cũng chưa phải là lớn nếu so với quốc gia có số dân gần 90 triệu người.

Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau. Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể hiện tính nhân văn, giảm kỳ thị của xã hội. Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam. Không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống. Điều quan trọng là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới liệu sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ lụy tiêu cực xã hội mà pháp luật chưa lường hết.

Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là xong. Mà còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật. Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi. Phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất.

Những quốc gia nào trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới ?

Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn. Hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới. Ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada..

Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989, Na Uy năm 1993.

Năm 2019, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới bao gồm: Áo Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Ecuador, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một số bang), Na Uy, Nam Phi, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Uruguay, Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland).

Tuy nhiên hiện tại vẫn có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lai có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “Pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Hôn nhân đồng giới là gì ?

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là “hôn nhân bình đẳng” hay “bình đẳng hôn nhân”, thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ. Việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn được mô tả bằng thuật ngữ “định nghĩa lại hôn nhân” từ các trường phái có quan điểm đối lập.

Việt Nam có cho phép chuyển giới không ?

Thứ nhất, Theo thống kê của Bộ Y Tế đã được đăng tải trên một số báo trí uy tín thì số lượng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính của Việt Nam từ 250.000 đến 300.000 người. Như vậy, đây là số lượng rất lớn phản án một nhu cầu thực tế của hiện trạng xã hội.
Thứ hai, trong những năm qua cùng với sự tuyên truyền của nhà nước xã hội đã nhìn nhận và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. 

Có nên thừa nhận việc kết hôn đồng giới tại Việt Nam không?

Việc điều chỉnh lại những quan điểm, suy nghĩ là thuận phong mỹ tục, đi ngược lại với quy luật sinh học là vấn đề khá khó khăn. Hiện nay thì mọi người cũng đã có cái nhìn tích cực hơn về cộng đồng LGBT nhưng để hợp pháp hóa kết hôn đồng tính thì còn là một vấn đề cần cân nhắc cẩn trọng.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.