Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?

16/08/2022
Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?
426
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Cấm cố tài sản là một dịch vụ khá phổ biến tại Việt Nam. Các loại tài sản có thể cầm cố được tại các tiệm cầm đồ tại Việt Nam thường thấy khá đa dạng từ giấy CMND; nhà; xe; đất đai; vàng bạc. Vậy câu hỏi đặt ra nếu giấy CMND có thể cầm cố được tại các tiệm cầm đồ vậy hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Cầm cố tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Cầm cố tài sản.
  • Thế chấp tài sản.
  • Đặt cọc.
  • Ký cược.
  • Ký quỹ.
  • Bảo lưu quyền sở hữu.
  • Bảo lãnh.
  • Tín chấp.
  • Cầm giữ tài sản.

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố

Thứ nhất, bên cầm cố:

– Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cầm cố như sau:

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

– Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố như sau:

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ hai, bên nhận cầm cố:

– Theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận cầm cố như sau:

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

– Theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quy định về chấm dứt cầm cố tài sản

– Theo quy định tại Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:

  • Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
  • Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

– Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt cầm cố tài sản như sau: Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

– Theo quy định tại Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trả lại tài sản cầm cố như sau:

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?
Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?

Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu gì?

*Theo quy định tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các loại giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:

– Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:

  • Hộ chiếu ngoại giao;
  • Hộ chiếu công vụ;
  • Hộ chiếu phổ thông;
  • Giấy thông hành.

– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.

– Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Như vậy, hộ chiếu phổ thông là một trong những loại giấy tờ xuất nhập cảnh.

*Theo quy định tại Điều 14 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông như sau:

Công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

  • Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
  • Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
  • Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

*Theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau:

– Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
  • Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
  • Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

– Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

– Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

  • Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
  • Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
  • Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

– Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

– Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

– Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

– Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát

*Theo quy định tại Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài như sau:

– Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

– Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.

– Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.

– Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.

– Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

*Theo quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn hộ chiếu phổ thông như sau:

  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
  • Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?

Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố? Theo quy định tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xuất nhập cảnh như sau:

  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
  • Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
  • Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
  • Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
  • Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
  • Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
  • Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
  • Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
  • Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
  • Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
  • Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.

Như vậy thông qua quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xuất nhập cảnh ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố. Câu trả lời như sau: Hộ chiếu phổ thông không được mang đi cầm cố.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Hộ chiếu phổ thông có được mang đi cầm cố?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào làm hộ chiếu không mất tiền?

Hiện nay, tại Thông tư 219/2016/TT-BTC không có quy định về các trường hợp được miễn lệ phí khi cấp hộ chiếu.
Tuy nhiên, từ 22/5/2021 tới đây Thông tư 25/2021/TT-BTC thay thế cho Thông tư 219.
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định các trường hợp sau được miễn lệ phí cấp hộ chiếu:
– Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;
– Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo.
Như vậy, thời gian sắp tới, các trường hợp nêu trên sẽ được miễn lệ phí cấp hộ chiếu.

Đi đâu để làm hộ chiếu?

Người dân có nhu cầu cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú.
Hoặc nơi tạm trú. Trường hợp có thẻ CCCD thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Hoặc có thể thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong một số trường hợp được luật quy định.

Làm hộ chiếu mất nhiều tiền không?

Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu. (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) như sau:
– Cấp mới: 200.000 đồng;
Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 đồng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.