Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?

21/03/2022
Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?
845
Views

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân là một trong các giấy tờ bất di bất dịch đối với tất cả mọi người. Mặc dù hiên nay mọi người đã làm thẻ căn cước công dân nhưng không ít người vẫn sử dụng chứng minh thư cũ. Vậy có được dùng chứng minh thư cũ khi đã có căn cước công dân không? Sau khi làm căn cước công dân thì chứng minh nhân dẫn cũ bị xử lý như thế nào? Để làm rõ vấn đề này Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân là gì?

Chứng minh nhân dân (chứng minh thư) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân. Do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định; về những đặc điểm nhận dạng riêng; các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại; thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân; bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?

Việc xử lý đối với chứng minh thư khi làm thủ tục chuyển đổi sang căn cước công dân mới

Theo khoản 4 điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA:

Khi trả thẻ Căn cước công dân (trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân), cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.

Theo khoản 3 điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA:

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân; thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân; đổi thẻ Căn cước công dân.

Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?

Căn cứ vào các quy định nêu trên, nhiều nơi “quên” cắt góc hoặc thu lại Chứng minh nhân dân cũ là hành vi không đúng quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chip mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip. Không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân mới.

Bên cạnh đó một số thông tin nhân thân liên quan đến chứng minh thư cũ bạn cũng phải đổi sang thẻ căn cước mới. Ví dụ như tài khoản ngân hàng, bạn nên làm thủ tục cập nhật số căn cước mới.

Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân, căn cước công dân

Căn cứ điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung 2007, 2013):

“Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp”

Căn cứ khoản 2 điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Theo Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Do đó nếu chưa hết hạn sử dụng thì chứng minh thư vẫn có giá trị và được phép sử dụng. Sau khi hết thời hạn đó bạn phải làm thủ tục xin cấp căn cước công dân.

Thủ tục cấp đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân gắn chip

Việc cấp đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân gắn chíp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: 

Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: 

Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân. Người làm nên mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân cũ,…

Bước 3:

Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.

Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.

Bước 4: 

Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 8  ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chứng minh thư hết hạn có đăng ký kết hôn được không?

Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
– CMND dùng để đăng ký kết hôn phải là CMND còn có giá trị sử dụng
-Chứng minh thư hết hạn không dùng để đăng ký kết hôn đượ
Tuy nhiên nếu bị mất hoặc hết hạn CMND nhưng đang trong thời gian chờ ngày cấp lại thì có thể sử dụng những giấy tờ còn lại để đăng ký kết hôn.

Chứng minh thư hết hạn có làm sổ đỏ được không?

Chứng minh thư hết hạn không có giá trị pháp lý chứng minh nhân thân của công dân nữa
Chứng minh thư bị mất đang trong thời gian chờ được cấp lại vẫn được làm sổ đỏ nếu bạn có các giấy tờ chứng minh nhân thân khác: Hộ chiếu, giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng …

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.