Có được đặt tên con quá dài khi khai sinh không?

09/10/2021
Có được đặt tên con quá dài khi khai sinh
536
Views

Khai sinh là quyền của mỗi đứa trẻ khi sinh ra. Khi tiến hành khai sinh việc đặt tên cho con là yếu tố rất quan trọng; bởi tên đó sẽ đi theo một người suốt cuộc đời; việc đặt tên phải đảm bảo yếu tố hay; phù hợp với thuần phong mỹ tục. Do đó mà không ít người đã đặt tên cho con mình khá dài; khó khăn trong việc làm giấy tờ sau này vì phải viết tắt tên đệm. Vậy có được đặt tên con quá dài khi khai sinh không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Nội dung tư vấn

Nội dung cần đăng ký khai sinh

Nội dung đăng ký khai sinh sẽ được xác định theo khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch; và khoản 1 Điều 4 nghị định 123/2015/NĐ-CP; theo đó các nội dung được ghi trên giấy khai sinh gồm:

  • Họ tên; dân tộc của trẻ (được xác định dựa trên thỏa thuân của cha mẹ)
  • Quốc tịch của trẻ (được xác định theo luật quốc tịch)
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh (được cấp theo luật căn cước công dân)
  • Ngày, tháng, năm sinh của trẻ
  • Nơi sinh; giới tính; quê quán của trẻ

Như vậy; trên giấy khai sinh sẽ có những thông tin cơ bản trên; ngoài ra còn thể hiện người đi khai sinh; cha mẹ của trẻ. Các nội dung trên giấy khai sinh sẽ được cha mẹ thỏa thuận thống nhất; nếu không thỏa thuân được sẽ được hiện theo đúng quy định của luật.

Có được đặt tên con quá dài khi khai sinh không?

Theo quy định trước đây; pháp luật không có quy định về việc đặt tên cho trẻ khi khai sinh thế nào? Mà việc đặt tên sẽ dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ; hoặc không thỏa thuận được sẽ được áp theo tập quán.

Tuy nhiên; theo quy định mới tại khoản 1 điều 6 thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng

Theo như quy định trên thì việc đặt tên khai sinh cho con sẽ phải đúng theo quy định. Việc đặt tên vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ; tuy nhiên sẽ phải phù hợp với thuần phong mỹ tục; phong tục tập quán và đặc biệt việc đặt tên sẽ không được quá dài; khó sử dụng.

Việc quy định không đặt tên quá dài; khó sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện các thủ tục sau này; khi tên quá dài thì thường sẽ phải viết tắt tên đêm điều này cũng sẽ dễ gây nhầm lẫn; và dễ dẫn đến nhiều sai sót.

Trình tự, thủ tục thực hiện khai sinh

Bước 1. chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  •  Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);
  • Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
  • Giấy tờ tùy thân có ảnh; còn hiệu lực của người đi đăng ký khai sinh

Bước 2. Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

 Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Sau khi nhận đủ hồ sơ thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Cuối cùng, cán bộ tư pháp cùng người đi đăng ký khai sinh; ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục khai sinh theo yêu cầu.

Mời bạn đọc xem thêm

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Có được đặt tên con quá dài khi khai sinh không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định thì thời hạn để đăng ký khai sinh cho trẻ là trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày?

Theo quy định của luật thời gian đăng ký khai sinh cho trẻ là trong vòng 60 ngày; cha mẹ hoặc ông, bà; người thân thích khác thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ. Tuy nhiên; nếu vì một vài lý do mà không thể thực hiện trong khoảng thời gian này pháp luật cũng tạo điều kiện cho việc đăng đăng ký khai sinh muộn.

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ có mất phí không?

Hiện nay pháp luật không có quy định về việc đăng ký khai sinh sẽ bị mất phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trong trường hợp làm mất giấy khai sinh có làm lại được không?

Thông thường nếu làm mất giấy khai sinh sẽ tiến hành xin cấp bản sao trích lục khai sinh; bởi thủ tục này sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn; giấy tờ cũng có giá trị pháp lý như bản gốc.Còn trong trường hợp muốn làm lại thì tiến hành đăng ký lại khai sinh; thời gian sẽ lâu hơn.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời