Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn được không?

10/02/2023
Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn
215
Views

Hiện nay có nhiều các cặp đôi lựa chọn hình thức chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn để không có nhiều ràng buộc. Dù mang lại sự thoải mái trong mối quan hệ nhưng việc chung sống như vợ chồng cũng để lại rất nhiều hệ luỵ. Việc không kết hôn nhưng sống chung như vợ chồng khi chia tay sẽ khiến cho những tranh chấp liên quan đến tài sản và con cái trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Vậy có con chung nhưng không đăng ký kết hôn sẽ có những vấn đề gì? Có thể khai sinh cho con khi không đằng kí kết hôn không? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về kết hôn theo quy định của pháp luật

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân Gia đình, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng và không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận và quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Điều 71 Luật này cũng nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có tranh chấp về nuôi con thì vẫn được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.

Cụ thể theo khoản 2, Điều 84 thì vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

–  Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không?

Trường hợp của bạn nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận hai bạn là vợ chồng. Do đó, con được sinh ra khi hai bạn chưa có Giấy chứng nhận kết hôn sẽ là con ngoài giá thú. 

Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được thông tin người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh sẽ được để trống. Con sẽ được mang họ của mẹ.

Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha làm đến làm thủ tục nhận cha – con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc.

“1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Như vậy, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho con, người cha có thể tiến hành thủ tục nhận cha – con, để UBND cấp xã sẽ kết hợp việc nhận con và làm giấy khai sinh cho trẻ. Lúc này, trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của trẻ có đầy đủ thông tin của  cha và mẹ.

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn
Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?

Căn cứ quy định của Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng khí khai sinh cho con gồm:

– Tờ khai theo mẫu

– Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã đăng ký)

Vậy khi khai sinh cho con mà vợ, chồng bạn chưa đăng ký kết hôn thì không thể khai sinh lấy họ của người cha được vì cần Giấy đăng ký kết hôn. Lúc này, cần làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con.

Về thủ tục nhận cha, con

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã.

Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm:

– Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

– Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

– Thời gian giải quyết là trong 03 ngày làm việc, trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến việc tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Tôi muốn hỏi vợ chồng tôi chưa đăng ký kết hôn mà có con chung vậy làm giấy khai sinh cho con có mang họ bố được không?

Căn cứ quy định của Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng khí khai sinh cho con gồm:
– Tờ khai theo mẫu
– Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã đăng ký)
Vậy khi khai sinh cho con mà vợ, chồng bạn chưa đăng ký kết hôn thì không thể khai sinh lấy họ của người cha được vì cần Giấy đăng ký kết hôn. Lúc này, cần làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con.

Chúng tôi chưa có Giấy đăng ký kết hôn mà tôi mới sinh con thì đăng ký khai sinh cho con được không? Nếu chồng tôi làm thủ tục nhận cha – con cùng lúc với làm giấy khai sinh cho con có được chấp nhận?

Chào bạn, trường hợp của bạn nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận hai bạn là vợ chồng. Do đó, con được sinh ra khi hai bạn chưa có Giấy chứng nhận kết hôn sẽ là con ngoài giá thú. 
Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được thông tin người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh sẽ được để trống. Con sẽ được mang họ của mẹ.
Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha làm đến làm thủ tục nhận cha – con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc.

Tôi sống chung với bạn trai nhưng không đăng ký kết hôn. Chúng tôi có với nhau một đứa con chung, khi làm khai sinh cho cháu, tôi lấy họ mẹ. Chúng tôi có mâu thuẫn, gia đình bạn trai muốn giành quyền nuôi con. Như vậy, họ có giành quyền nuôi con được không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân Gia đình, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng và không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận và quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Điều 71 Luật này cũng nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.