CMND hết hạn có đi khám bệnh được không?

28/08/2023
CMND hết hạn có đi khám bệnh được không?
250
Views

Chứng minh nhân dân là một trong những loại giấy tờ quen thuộc đối với chúng ta. CMND là loại giấy tờ tùy thân được sử dụng trong việc làm hồ sơ xin việc, các thủ tục hành chính pháp lý, làm giấy tờ xuất cảnh, giấy đăng ký kinh doanh,… Hiện nay, CMND đã dần được thay thế bởi căn cước công dân. Nhiều người thắc mắc khi đi khám bệnh có cần xuất trình CMND hay không? CMND hết hạn có đi khám bệnh được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin về vấn đề trên nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 13/2019/TT-BYT;
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

CMND hết hạn có đi khám bệnh được không?

CMND là giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân. Khi đi khám bệnh, người dân cần xuất trình CMND để nhân viên bệnh viện làm hồ sơ khám bệnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trong trường hợp không mang theo CMND thì nhân viên bệnh viện sẽ trực tiếp hỏi để nhập thông tin bệnh nhân. CMND hết hạn vẫn đi khám bệnh được.

Bệnh viện không có quy định CMND hết hạn thì không được khám bệnh diện BHYT. Có thể do CMND của bệnh nhân đã lâu năm, ảnh mờ cũ, khó nhìn để so sánh với bệnh nhân hiện tại nên nhân viên bệnh viện mới yêu cầu bệnh nhân về làm lại CMND.

Bệnh viện sẽ lưu ý với bác sĩ, nhân viên khoa khám bệnh linh động giải quyết cho bệnh nhân là các cụ lớn tuổi, có CMND đã lâu được khám bệnh BHYT.

Có bắt buộc phải xuất trình CMND khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Theo quy định của Hiến pháp và Luật Bảo hiểm y tế, không có yêu cầu bắt buộc xuất trình CMND khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, cung cấp thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân cần thiết là một phần trong quy trình hành chính để xác định danh tính và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

  • Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
  • Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
  • Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

  • Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.

  • Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

Như vậy, khi bạn đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Nếu bảo hiểm y tế chưa có ảnh phải xuất trình kèm giấy tờ tùy thân của bạn: như CMND, CCCD. Trường hợp của bạn đang chờ cấp lại CMND thì bạn có thể dùng hộ chiếu để trình vẫn được.

CMND hết hạn có đi khám bệnh được không?
CMND hết hạn có đi khám bệnh được không?

Chụp X – quang có được bảo hiểm y tế chi trả không?

Trong nhiều trường hợp, bảo hiểm y tế sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí chụp X-quang, tùy thuộc vào quy định và hạn mức bảo hiểm của từng gói bảo hiểm. Tuy nhiên, để được bảo hiểm chi trả, việc chụp X-quang cần được khám và chỉ định bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chứng chỉ nghề nghiệp. Dưới đây là bảng chi phí chụp X-quang được bảo hiểm y tế chi trả.

Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT quy định như sau:

Chụp X-quang phim ≤ 24×30 cm (1 tư thế)50,200Áp dụng cho 01 vị trí
Chụp X-quang phim ≤ 24×30 cm (2 tư thế)56,200Áp dụng cho 01 vị trí
Chụp X-quang phim > 24×30 cm (1 tư thế)56,200Áp dụng cho 01 vị trí
Chụp X-quang phim > 24×30 cm (2 tư thế)69,200Áp dụng cho 01 vị trí

Theo nội dung trên thì dịch vụ chụp X – quang phim thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, giá áp dụng cho tùy trường hợp bạn chụp X – quang loại nào sẽ có giá khác nhau.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “CMND hết hạn có đi khám bệnh được không? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của quý khách hàng tới tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
– Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
– Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
– Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ai bắt buộc phải mua thẻ bảo hiểm y tế?

Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.Nhóm 2:. Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Mỗi người được cấp mấy thẻ BHYT?

Khoản 2 Điều 16 Luật BHYT năm 2008 nêu rõ:
2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, mỗi người tham gia chỉ được cấp 01 thẻ BHYT duy nhất. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hợp một người có đến hai thẻ BHYT.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nên dễ dẫn đến trường hợp đã tham gia theo đối tượng này lại đóng thêm theo nhóm đối tượng khác.
Ví dụ, người dân đã tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình, hoặc các đối tượng chế độ khác nhưng sau đó đi làm, họ bắt buộc phải đóng BHYT tại doanh nghiệp nên xảy ra trường hợp sở hữu đến 02 thẻ BHYT cùng lúc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.