Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?

26/08/2023
Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?
268
Views

Chào Luật sư, tôi mới khởi nghiệp thành lập một công ty chuyên hỗ trợ công nghệ cho ngành kế toán. Do chi phí ban đầu khá cao mà công ty tôi vẫn chưa có nhiều hợp đồng nên tôi đang đắn đo việc tuyển thêm nhân viên vì vấn đề bảo hiểm xã hội. Không biết hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là bao nhiều? Nếu như tôi chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không? Nhân viên công ty tôi thì có thể thông cảm được nhưng không biết luật có bắt buộc không? Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH thì có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Bảo hiểm y tế là gì?

Hiện nay việc mua bảo hiểm y tế là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, từ trẻ em, người lớn cho đến người già. Bởi vì khi chữa bệnh chúng ta rất cần được giảm một phần tiền thuốc và tiền viện phí. Quy định hiện nay về bảo hiểm y tế như sau:

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng do cơ quan nhà nước ban hành nhằm phục vụ bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, không vì mục đích lợi nhuận.

Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả hộ một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh nhằm hỗ trợ người tham gia giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ,… trong những trường hợp như tai nạn, bệnh tật,…

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là những ai?

Việc tham gia bảo hiểm y tế ngày nay không còn gì xa lạ đối với mọi người. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hiện nay được quy định gồm trường hợp tự nguyện hoặc bắt buộc. Cụ thể đối tượng này gồm những người tham gia một cách tự nguyện và những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc như sau:

Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc gồm có các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

hóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này.

Những đối tượng không thuộc một trong những trường hợp trên thì việc tham gia bảo hiểm y tế dựa trên sự tự nguyện.

Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?

Nhiều người hiện nay thắc mắc chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không. Vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có bị phạt không?Việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
    Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

    Theo đó, người lao động có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    Và theo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

    Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên đã phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và chỉ đóng bảo hiểm theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên nếu có nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác nhau.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

  1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    Và theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

  1. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

    Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm y tế khi làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Như vậy, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động có thể chỉ đóng bảo hiểm y tế mà không cần đóng bảo hiểm xã hội cho một hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động đó không phải là hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

Tuy nhiên, cơ bản người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động phải tham gia đầy đủ 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?

Những quyền lợi khi tham gia BHYT hiện nay như thế nào?

Khi tham gia bảo hiểm y tế, chúng ta sẽ có rất nhiều quyền lợi. Bảo hiểm y tế có thể chi trả các khoản tiền hiện nay và chi phí thuốc men, chữa trị, nằm viện khi chúng ta gặp phải các vấn đề sức khỏe mà cần đi khám hoặc chữa bệnh. Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH cũng được quan tâm. Cụ thể như sau:

Những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhận những quyền lợi sau theo quy định của luật bảo hiểm y tế:

Được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế sau khi đóng bảo hiểm y tế

Được lựa chọn cơ sở y tế thuận lợi gần với nơi ở hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Ngoài ra, người tham gia còn được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý.

Được khám chữa bệnh và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi trả một phần một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật của người tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

– 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:

Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, người đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. Các trường hợp có tổng chi phí khám chữa bệnh trong 1 lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

– 95% cơ sở khám chữa bệnh đối với những đối tượng:

Người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Người thuộc hộ gia đình nghèo.

Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và thân nhân của liệt sỹ.

– 80% chi phí khám chữa bệnh áp dụng cho những đối tượng tham gia BHYT không thuộc những đối tượng trên.

Được cơ quan Bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.

Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu của dùng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Lợi ích thẻ BHYT điện tử đối với cơ quan BHXH, cơ sở y tế thế nào?

– Dễ dàng quản lý, truy xuất thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân và quan sát được quá trình điều trị làm cơ sở cấp phát thuốc. 
– Cập nhật thời gian tham gia BHYT, gia hạn thẻ nhanh chóng.
– Dễ dàng xác thực người sử dụng thẻ tại khâu tiếp đón bệnh nhân, tránh trường hợp mượn thẻ.
– Tiết kiệm được chi phí và giảm thời gian kiểm tra, làm thủ tục thanh toán chi phí nhanh gọn, chính xác.

Sử dụng thẻ BHYT điện tử trên VssID thế nào?

Khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT bệnh nhân thay vì xuất trình thẻ BHYT điện tử có thể xuất trình hình ảnh thẻ BHYT thông qua ứng dụng VssID. Các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID 
Đăng nhập ứng dụng VssID bằng cách nhập mã số BHXH (đồng thời là mã số BHYT) và nhập mật khẩu. 
Bước 2: Chọn chức năng thẻ BHYT
Sau khi đăng nhập thành công ứng dụng hiển thị giao diện “Quản lý cá nhân”. Tại giao diện “Quản lý cá nhân” nhấn chọn chức năng “Thẻ BHYT”.
Bước 3: Nhấn chọn xem thẻ bảo hiểm y tế

Sử dụng thẻ BHYT điện tử – thẻ CCCD gắn chip thế nào?

Việc tích hợp thông tin thẻ BHYT lên thẻ CCCD gắn chip cũng được coi là một hình thức sử dụng thẻ BHYT điện tử. Điều này mang đến sự thuận tiện cho người tham gia BHYT và giúp giảm bớt các thủ tục hành chính. Theo đó, người tham gia khám chữa bệnh BHYT chỉ cần quét thẻ căn cước công dân bằng hệ thống máy chuyên dụng, các thông tin về thẻ BHYT, lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân sẽ được truy xuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.