Chắc hẳn mỗi chúng ta không còn xa lạ với việc thuê trọ; khi thuê trọ mỗi người sẽ phải đóng các khoản phí liên quan không chỉ tiền nhà trọ mà còn có tiền điện, nước,… khi chúng ta sử dụng. Nhưng chúng ta đều biết tiền điện thường các chủ trọ sẽ thu với giá khác so với Nhà nước quy định. Mọi hành vi vi phạm như vi phạm về xác nhận tình trạng hôn nhân; vi phạm về đăng ký khai sinh; khai tử đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi ấy. Do đó; hành vi chủ trọ thu tiền điện cao sẽ bị xử phạt thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 134/2013/NĐ-CP
- Thông tư số 16/2014/TT-BCT
- Thông tư 25/2018/TT-BCT
Nội dung tư vấn
Thực trạng về việc thu tiền điện của chủ nhà trọ
Mỗi một sinh viên hay người lao động xa nhà chắc hẳn là đều phải ở nhà trọ; và việc nhiều chủ nhà trọ áp dụng giá điện cao hơn nhiều lần so với quy định nhà nước không còn xa lạ. Trên thực tế; việc áp dụng giá điện đều do chủ trọ tự quyết định và không có áp dụng bất cứ một quy định nào của pháp luật.
Hiện nay có nhiều chủ nhà trọ quản lý từ vài đến vài chục phòng trọ nhưng lại áp dụng giá điện cao gấp từ 1,5 đến 2 lần theo quy định. Như có thể thấy; đây là tình trạng chung và khá phổ biến nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm; và giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền.
Như đã biết; thì phần lớn người thuê trọ đều là sinh viên từ các vùng quê lên thành phố học; các lao đông xa quê làm việc để mưu sinh. Do đó; mà giá điện quá cao cũng tạo cho một ngánh nặng về kinh tế. Hơn hết là việc phát hiện và xử lý cũng gắp những khó khăn nhất định; bởi việc thu phần lớn đều không có ghi lại cụ thể rõ ràng; mà được cộng của nhiều khoản với nhau.
Đòi hỏi phải thực hiện niêm yết công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê; tại các điểm tập trung dân cư, nơi tiếp dân của UBND Quận, huyện, Phường, xã, Thị trấn; và các Ban Điều hành khu phố, Tổ dân phố, các Khu chế xuất và Khu công nghiệp để người thuê trọ được biết.
Đồng thời; các công ty Điện lực thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước; Sở Công Thương giám sát việc đảm bảo cho người thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt đúng quy định.
Quy định của pháp luật về chủ trọ thu tiền điện
Khoản 5, Điều 1, Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định:
Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên; và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện; hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
- Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức; 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức; 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà; chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Thông tư cũng quy định pương thức tính tiền và thu tiền của chủ nhà trọ. Theo đó; chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng; chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
Chủ trọ thu tiền điện cao có vi phạm pháp luật?
Với bất kì hành vi vi phạm nào cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó; mà hành vi thu tiền điện quá quy định cũng không ngoại lệ. Theo khoản 6 và khoản 12 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP; quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng điện; theo đó:
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định cho trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
- Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: là buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được.
Như vậy; với hành thu tiền cao hơn quy định chủ nhà trọ có thể bị xử phạt hành chính từ 07 triệu đồng đến 10 triệu đồng; ngoài ra sẽ phải nộp lại số tiền chênh lệch do thu sai quy định vào ngân sách nhà nước.
Mời bạn đọc xem thêm
- Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện khi dịch Covid-19?
- Ép buộc chủ trọ giảm giá tiền nhà có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Chủ trọ thu tiền điện cao có vi phạm pháp luật không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật có quy định cụ thể về giá bán điện; theo đó căn cứ theo bảng giá điện, nếu tính cả thuế VAT thì người thuê nhà sẽ đóng tiền điện không cao quá 2 300 đồng/ kWh.
Giá bán điện (đồng/kWh) theo bậc như sau:
Bậc 1: từ 0 – 50 kWh là: 1.678
Bậc 2: từ 51 – 100 kWh là: 1.734
Bậc 3: từ 101 – 200 kWh là: 2.014
Bậc 4: từ 201 – 300 kWh là: 2.536
Bậc 5: từ 301 – 400 kWh là: 2.834
Bậc 6: từ 401 kWh trở lên là: 2.927
Dùng công tơ trả trước thì giá bán lẻ điện sinh hoạt là: 2.461
– Sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của công an khu vực đối với người thuê trọ.
– 1 người thuê nhà được tính ¼ định mức.
– Chủ nhà thu tiền theo hóa đơn của điện lực; cộng 10% chi phí điện bơm nước, chiếu sáng dùng chung.
– Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (từ 101 đến 200 kwh) cho toàn bộ lượng điện