Xử lý vi phạm về đăng ký khai sinh theo pháp luật hiện nay

26/08/2021
vi phạm về đăng ký khai sinh
656
Views

Giấy khai sinh được xem làm một loại giấy tờ hộ tịch gốc; bởi nó sẽ làm chuẩn cho các giấy tờ khác. Bởi vậy mà giấy khai sinh có một tầm quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân. Do vậy đòi hỏi khi tiến hành đăng ký khai sinh phải chính xác và đùng quy định. Nhưng vi phạm về đăng ký khai sinh trên thực tế vẫn còn. Vậy pháp luật sẽ xử lý vi phạm về đăng ký khai sinh như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Các nội dung; thông tin cơ bản trên giấy khai sinh gồm có:

  • Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
  • Thông tin ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký khai sinh.

Các nội dung liên quan được xác định như sau:

  • Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận; không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
  • Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định.
  • Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Vi phạm về đăng ký khai sinh có những hành vi nào?

Những hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh được pháp luật quy định như sau:

  • Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh ( gạch, xóa, chỉnh sửa thông tin về tên, ngày sinh, quê quán,…trên chứng minh thư,…)
  • Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh
  • Cung cấp thông tin; tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; (khai thông tin sai sự thật về tên cha, tên mẹ của trẻ; sai ngày sinh của trẻ,…)
  • Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh; (dùng giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của người khác không phải cha mẹ của trẻ, …)

Như vậy, khi các hành vi trên đây đã vi phạm pháp luật về việc đăng ký khai sinh của trẻ. Và tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý theo các mức độ khác nhau

Hậu quả phải chịu khi vi phạm về đăng ký khai sinh

Các hành vi vi phạm thì đều bị xử lý theo pháp luật dù là lĩnh vực nào; việc đăng ký khai sinh cũng không ngoại lệ. Khi có những hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh thì người vi phạm sẽ phải chịu những hậu quả nhất định.

Cụ thể theo quy định tại Điều 37 nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định các mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi (Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh).
  • Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
  • Khắc phục hậu quả theo quy định

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Xử lý vi phạm về đăng ký khai sinh theo pháp luật hiện nay” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh?

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh;… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh?

UBND cấp xã nơi cư trú của người cha; người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Trường hợp lý lịch của trẻ có yếu tố nước ngoài. Tức là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha; mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài; người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì người đi đăng ký sẽ nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha; người mẹ.

Khai sinh có yếu tố nước ngoài là gì?

 Khai sinh có yếu tố nước ngoài là việc khai sinh thuộc một trong các trường hợp sau:
– Cha và mẹ là người nước ngoài; hiện đang cư trú tại Việt nam;
– Cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam;
– Cha hoặc mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt nam;
– Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài có cha hoặc mẹ; cả cha và mẹ là công dân Việt Nam; mà chưa được đăng ký khai sinh.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời