Chống đối lực lượng chức năng bị xử phạt như thế nào?

19/10/2021
Chống đối lực lượng chức năng bị xử phạt như thế nào?
354
Views

Mới đây một trường hợp chống đối lực lượng chức năng gây xôn xao dư luận. Vậy theo quy định hành vi chống đối lực lượng chức năng bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Chiều 18-10, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa; tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án 2 năm tù; về tội chống người thi hành công vụ đối với bị cáo Đỗ Thị Liên; (sinh năm 1986, trú phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang) do không có tình tiết giảm nhẹ mới.

Theo hồ sơ, sáng 3-9-2020, tổ công tác về trật tự an toàn giao thông; và mỹ quan đô thị đi kiểm tra trên địa bàn phường Vĩnh Thọ; thì phát hiện Liên đang bán cá lấn chiếm lòng lề đường. Tổ công tác tới nhắc nhở, yêu cầu Liên dẹp gọn hàng hóa, không lấn chiếm lòng lề đường. Do Liên không chấp hành nên một thành viên tổ công tác chủ động dẹp gọn rổ cá của Liên. Lập tức, Liên la hét, chửi bới, cầm con cá nặng khoảng 1kg đánh vào mặt người này; rồi tạt cả mâm cá về phía tổ công tác.

Quá trình điều tra còn xác định; khoảng 1 năm trước, vào chiều 2-7-2019; tại khu vực phía trước chợ Vĩnh Hải; khi bị tổ công tác nhắc nhở; sau đó cưỡng chế thu giữ hàng hóa do không chịu chấp hành; Liên đã ném mực, bạch tuộc sống vào người một thành viên tổ công tác. Liên tiếp tục cởi áo, dùng ngực đẩy mạnh vào người một thành viên khác và la hét, chửi bới.”

Thế nào là lực lượng chức năng?

Tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT; quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính; và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định như sau:

“Lực lượng chức năng là những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được phép thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc ngành Giao thông vận tải.”

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.“

2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.“

Theo quy định trên; hành vi chống đối lực lượng chức năng chính là hành vi chống người thi hành công vụ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự .

Chống đối lực lượng chức năng bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi chống đối lực lượng chức năng

Chống đối lực lượng chức năng có thể bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; an toàn xã hội thì hành vi cản trở; chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền: 

“Điều 20. Hành vi cản trở; chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

……….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.

Theo quy định trên tùy vào hành vi vi phạm; người vi chống đối lực lượng chức năng; có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với hành vi chống đối lực lượng phòng dịch.

Truy cứu hình sự hành vi chống đối lực lượng chức năng

Chống đối lực lượng chức năng gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017; quy định truy cứu trách nhiệm hình sự ; về tội chống người thi hành công vụ trong trường hợp sau

“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy những người có hành vi chống đối lực lượng chức năng; với mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; trường hợp có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần;… người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Chống đối lực lượng chức năng bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức tang lễ ở dưới vỉa hè có được không?

Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 25a. Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;”

Bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 148/2016/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Quản lý thị trường, một số đối tượng sau đây không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến.”
Như vậy bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh.

Đỗ xe không sát lề đường bị xử phạt ra sao?

Điểm e Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
……..
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời