Vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?

18/10/2021
Vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?
459
Views

Vừa qua công an đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ trong đêm khuya gây chú ý trong dư luận. Vậy hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Ngày 18/10, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An; cho biết đơn vị vừa phát hiện; bắt quả tang một đối tượng có hành vi vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 10kg pháo.

Trước đó, vào hồi 23h ngày 17/10, nhận tin báo của người dân; tại địa bàn xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Tổ công tác của Trạm CSGT Diễn Châu; (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An) đã tiến hành xác minh; phát hiện gần Nhà văn hóa thuộc thôn Thuận Lợi, xã Quỳnh Thuận; có 1 đối tượng điều khiển xe mô tô mang BKS 37L1- 41139 vận chuyển pháo nổ.

Làm việc với Tổ công tác, nam thanh niên khai là Lê Văn Dũng (SN 1992); trú tại xóm Thuận Lợi mang theo chiếc túi bên trong có chứa 9 khối pháo hình hộp; có trọng lượng 10,6 kg. Số pháo trên được đối tượng vận chuyển ra quốc lộ 1A để gửi xe khách ra phía Bắc.

Tổ công tác của Trạm CSGT Diễn Châu đã bàn giao vụ việc cho Công an huyện Quỳnh Lưu điều tra xử lý.”

Quy định trường hợp được sử dụng, vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ

Theo Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP; về quản lý, quy định về sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:

“Điều 9. Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ

1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.

2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Vậy hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ mà không thuộc trường hợp trên sẽ bị xử phạt theo quy định.

Vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ

Xử phạt hành chính hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ như sau:

Theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-C;P ngày 12/11/2013 của Chính phủ; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; thì sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

“Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm”. 

Thực tế do pháo nổ là mặt hàng cấm nên hành vi buôn bán pháo nổ; vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ bị phạt tiền theo các mức độ như sau:

“a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ

Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi,; hậu quả gây ra cho xã hội; tuỳ từng trường hợp thì người có hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC; ngày 25/12/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ, tàng trữ; sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, quy định:

“Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2kg đến dưới 30kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1kg đến dưới 15kg hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự (BLHS 2015); nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm c Khoản 2 Điều 191 BLHS”.

Căn cứ Khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; hành vi vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ có thể bị tù theo quy định:

– Người nào tàng trữ pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi tàng trữ Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm hành vi tàng trữ pháo nổ 120 kilôgam trở lên.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sinh nhật được sử dụng pháo hoa không?

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP  về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy sinh nhật được sử dụng pháo hoa nhưng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Tàng trữ trái phép pháo bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm d, khoản 4 và điểm a khoản 8, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi sản xuất, tàng trữ trái phép pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Pháo hoa là gì?

Pháp hoa theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Trong khi đó, pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời