Chồng dọa thiêu sống vợ con có bị phạt tù hay không?

26/09/2021
Chồng dọa thiêu sống vợ con có bị phạt tù hay không?
359
Views

Vừa qua một trường hợp chồng dọa thiêu sống vợ con gây xôn xao dư luận vì mức độ nguy hiểm khi người chồng có thể dọa giết cả vợ con mình:

Ngày 25/9, Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; cho biết đơn vị này đang tạm giữ Nguyễn Xuân Thái (29 tuổi, ngụ xã Long Thọ); để điều tra về hành vi đe dọa giết người.

Theo cơ quan điều tra, ngày 6/3; Thái đến nhà cha vợ ở ấp 3, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch); khống chế vợ là chị Đ.T.H.H. và con trai là N.Đ.T.H. (4 tuổi).

Thái dùng xăng đổ lên người vợ và con trai rồi dùng bật lửa dọa thiêu sống nạn nhân. Khi được mọi người can ngăn, Thái bồng con trai bỏ trốn.

Ngày 8/7, Công an huyện Nhơn Trạch ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can đối với Thái về hành vi đe dọa giết người; nhưng anh ta đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Đến ngày 21/9, khi phát hiện Thái đang trốn tại ấp Bà Trường, xã Phước An (huyện Nhơn Trạch); lực lượng chức năng đã ập vào bắt giữ, giao con trai lại cho người nhà chăm sóc.

Thế nào là đe dọa giết người?

Đe dọa giết người là Hành vi làm cho người khác lo sợ rằng người đe dọa sẽ có hành vi giết người. Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

người bị coi là phạm tội đe dọa giết người là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi đe dọa giết người thể hiện bằng lời nói, hành động như tuyên bố bằng lời, viết thư, gửi tin nhắn qua điện thoại, thư điện tử hoặc đe dọa bằng dao, gậy, súng…

Hành vi đe dọa giết người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người bị đe dọa, nhưng phải làm cho người bị đe dọa tin rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người.

Căn cứ để xác định mức độ đe dọa nguy hiểm đến tính mạng với nạn nhân phụ thuộc vào sự đánh giá qua các tiêu chí: nhân thân của người có hành vi đe dọa giết người và người bị đe dọa; nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn khi có hành vi đe dọa giết người…

Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện; đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

Cấu thành tội phạm Tội đe dọa giết người

– Về mặt chủ thể của tội phạm: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

– Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

– Về mặt khách quan của tội phạm:

+ Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hải, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.

+ Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.

– Về mặt chủ quan của tội phạm:

+ Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.

Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;

+ Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.

Chồng dọa thiêu sống vợ con có bị phạt tù hay không?

Căn cứ vào hành vi và mức độ nguy hiểm; trường hợp chồng dọa thiêu sống vợ con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 133 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

–  Đối với 02 người trở lên;

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

–  Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

–  Đối với người dưới 16 tuổi;

–  Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Như vậy, đối với Tội đe dọa giết người thì mức cao nhất áp dụng có thể lên đến 07 năm tù.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chồng dọa thiêu sống vợ con có bị phạt tù hay không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bị đe doạ giết có thể khởi kiện không?

Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Như vậy, người bị đe doạ giết có thể làm đơn tố cáo lên công an hoặc khởi kiện dân sự 

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có bị phạt tù không?

Điều 95 BLHS quy định về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ có bị phạt tù không?

Theo quy định nêu trên nếu người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời