Lời chứng của công chứng viên có nội dung gì?

26/09/2021
Lời chứng của công chứng viên
1271
Views

Có rất nhiều thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, đối với các cá nhân thường xuyên giao kết các hợp đồng nhà đất có lẽ đều biết đến thủ tục lập vi bằng. Việc lập vi bằng được tiến hành tại các Văn phòng thừa phát lại. Trong quá trình hoạt động, việc thay đổi hình thức hoạt động của những văn phòng này là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng thừa phát lại như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là Thừa phát lại hoạt động trên địa bàn một huyện ở Hải Phòng. Khi thành lập tôi đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Sắp tới tôi có nhu cầu mời thêm một số anh chị em trong nghề tới làm cùng; thì tôi phải đổi sang hình thức công ty hợp danh. Vậy thủ tục như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Từ khái niệm nêu trên trong Luật công chứng 2014, có thể thấy hoạt động công chứng có những đặc điểm như sau:

  • Công chứng là hoạt động do công chứng viên thực hiện
  • Người yêu cầu công chứng có thể là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; có yêu cầu thực hiện việc công chứng các loại hợp đồng, giao dịch
  • Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
  • Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.

Quy định về lời chứng của công chứng viên

Lời chứng của công chứng viên là gì?

Theo quy định, lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.

Như vậy, có thể thấy đây là một phần bắt buộc phải có của một văn bản công chứng. Lời chứng của công chứng viên đóng vai trò như một lời xác thực là văn bản được công chứng hoàn toàn hợp pháp; có giá trị pháp lý, được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, đây còn được coi như là căn cứ chịu trách nhiệm của công chứng viên. Bởi lẽ sau khi được công chứng, nếu văn bản được công chứng trái pháp luật, công chứng viên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Mời bạn đọc xem thêm:

Nội dung của lời chứng

Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm; địa điểm công chứng; họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Căn cứ vào quy định tại của Luật công chứng; các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này; công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.

Mẫu lời chứng bao gồm:

  • Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch); lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng; lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc; lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;
  • Lời chứng đối với bản dịch.
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Điền tên vào lời chứng của công chứng viên như thế nào nếu là cá nhân?

Nếu chủ thể là cá nhân thì ghi họ tên, năm sinh (nếu chưa đủ 18 tuổi thì ghi rõ ngày tháng năm sinh), giấy tờ tùy thân (trừ trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân theo quy định pháp luật) và nơi cư trú. Trong trường hợp chủ thể là cá nhân xác lập hợp đồng (giao dịch) thông qua người đại diện (bao gồm cả trường hợp thông qua người giám hộ) thì ghi thêm cả họ tên, giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ và người giám sát giám hộ (nếu có).

Điền tên vào lời chứng của công chứng viên như thế nào nếu là tổ chức?

Nếu chủ thể là tổ chức thì ghi tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở (theo Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…); họ tên, chức vụ, giấy tờ tùy thân của người đại diện của tổ chức.

Trường hợp có người làm chứng thì bổ sung những nội dung nào vào lời chứng?

Nếu trường hợp có người làm chứng thì bổ sung các nội dung: Họ tên của người phải có người làm chứng, lý do phải có người làm chứng, đã tự mời người làm chứng hay được công chứng viên chỉ định người làm chứng; họ tên và giấy tờ tùy thân của người làm chứng, người làm chứng cam đoan có đủ điều kiện để làm chứng theo quy định của pháp luật, đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người làm chứng và đã ký vào hợp đồng (giao dịch) trước mặt công chứng viên.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Lời chứng của công chứng viên. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời