Hôn nhân không có hạnh phúc; hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung chắc hẳn với mỗi chúng ta không còn quá xa lạ. Tuy nhiên; nếu chỉ là một hôn nhân không hạnh phúc thôi có lẽ mọi thứ có thể đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng lại có một người chồng vũ phú thường xuyên đánh đập; việc duy trì cuộc hôn nhân đó có lẽ khó duy trì được. Vậy việc chồng đánh vợ gây thương tích sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng với chúng tôi làm rõ hậu quả với các hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình mà nhìn chung gây tổn hại; hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm đối với các thành viên khác trong gia đình; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình, ngăn cản thực hiện quyền kết hôn; ly hôn theo quy định của pháp luật của các thành viên khác trong gia đình.
Thực tế; có rất nhiều dạng hành vi bạo lực trong gia đình. Chẳng hạn như nạn bạo hành trẻ em trong gia đình; bạo hành phụ nữ, chồng bạo hành vợ, gây áp lực gia đình, bạo lực tinh thần,…
Thực trạng bạo hành gia đình hiện nay là rất đáng báo động. Hậu quả của bạo lực gia đình để lại là vô cùng lớn; không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần; sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của mỗi cá nhân là nạn nhân của bạo hành mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thành viên khác. Do vậy; mỗi thành viên trong gia đình cần tìm cách giải quyết mâu thuẫn gia đình mình; ổn định cuộc sống, tinh thần và công việc của mỗi người.
Chồng đánh vợ gây thương tích có vi phạm pháp luật không?
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Do vậy, hành vi chồng đánh vợ gây ra thương tích là hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 về các hành vi bạo lực gia đình như sau:
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
Mặt khác, tại điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định:
Cấm các hành vi sau đây:
h) Bạo lực gia đình;
Như vậy; hành vi chồng đánh đập vợ gây ra thương tích là hành vi bạo lực gia đình và thuộc trường hợp bị cấm. Theo đó; người chồng đã có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình và sẽ bị xử lý theo quy định.
Xử lý thế nào với trường hợp chồng đánh vợ gây thương tích?
Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình quy định:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện; hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu..
Như vậy; chồng đánh vợ gây thương tích sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền (từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm như đã phân tích ở trên); đồng thời phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi đánh đập trên gây thương tích nặng cho người vợ; hoặc dùng hung khí nguy hiểm để đánh đập vợ hoặc thuộc các trường hợp sau thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như vậy; trường hợp mà người chồng đánh đập người vợ mà gây thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% mà thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác”. Đối với hành vi cố ý gây thương tích; thì nạn nhân viết đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan công an quận/huyện để tố cáo hành vi đó. Kèm theo những bằng chứng chứng minh hành vi bạo lực gia đình đó.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thế nào là hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật?
- Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn được thực hiện thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Chồng đánh vợ gây thương tích sẽ bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Để phòng tránh tình trạng bạo lực gia đình; người vợ bị bạo hành nên thông báo đến Ủy ban nhân dân; hoặc cơ quan Công an để yêu cầu can thiệp đối với hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe; tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
Bên cạnh đó; nạn nhân khi bị bạo hành cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ để được tư vấn; hỗ trợ, giúp đỡ khi bị xâm phạm.
Ly hôn thuận tình là khi hai vợ chồng chung sống với nhau xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được; không thể chung sống với nhau được nữa; mong muốn được giải thoát cho nhau và đi đến quyết định ly hôn; trong đó thỏa thuận được với nhau các vấn đề về tài sản và quyền nuôi con.
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp.