Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn được thực hiện thế nào?

15/09/2021
Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn
570
Views

Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn cần giải quyết nhiều vấn đề như chia tài sản; cấp dưỡng cho con;…Bên cạnh đó khi không còn là vợ chồng hợp pháp hai người sẽ tiến hành thủ tục cắt khẩu; điều này sẽ thường được thực hiện sau ly hôn. Vậy thủ tục cắt khẩu sau ly hôn sẽ được thực hiện ra sao? Hãy cùng với chúng làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú năm 2020

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Sau ly hôn có phải cắt khẩu không?

Vợ, chồng sau khi ly hôn có thể lựa chọn việc cắt khẩu hoặc không cắt khẩu.

Cắt hộ khẩu sau ly hôn là thủ tục thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thường được thực hiện

Mặc dù không bắt buộc; thủ tục này sẽ thuận tiện hơn cho người vợ, người chồng cũng như cơ quan hộ tịch quản lý về nơi cư trú.

Như vậy; tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi người mà có thực hiện cắt khẩu sau ly hôn hay không. Nhưng thông thường sau khi hoàn thiện thủ tục ly hôn; sẽ tiến hành thủ tục cắt khẩu điều này dễ cho cơ quan nhà nước quản lý; và hai người cũng không còn vướng mắc trên giấy tờ.

Thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn

Việc cắt hộ khẩu sau ly hôn bản chất là việc tách hộ khẩu để nhập vào hộ khác; hoặc tách hộ khẩu để lập một hộ mới theo Luật Cư trú.

Thủ tục cắt hộ khẩu sau ly hôn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để cắt khẩu

Phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Sổ hộ khẩu (bản chính)
  • Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. 

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Phía cơ quan Công an trả kết quả

Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu:

  • Nộp lệ phí và nhận hồ sơ;
  • Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác;
  • Ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu:

  • Nhận lại hồ sơ đã nộp;
  • Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ;
  • Nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu;
  • Ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ” Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn được thực hiện thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào sẽ tiến hành đăng ký cư trú?

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Luôn được tách khẩu khi có nhâu cầu?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Cư trú; khi có cùng một chỗ ở hợp pháp, một người sẽ được tách khẩu nếu:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu;
– Đã được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác mà không có quan hệ gia đình và được chủ hộ đồng ý cho tách khẩu bằng văn bản.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, không phải trường hợp nào cũng được tách khẩu. Khi có nhu cầu thì chỉ được tách khẩu trong trường hợp ở chung một chỗ hợp pháp; có quan hệ gia đình, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Sau ly hôn chống không đồng ý tách khẩu xử lý thế nào?

Nếu cố tình gây khó khăn, tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu cá nhân, chủ hộ gia đình có hành vi cản trở; không cho người trong sổ hộ khẩu thực hiện các quy định về đăng ký thường trú, tạm trú hoặc điều chỉnh thay đổi sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013).
Lúc này, sau khi ly hôn, nếu đã dùng các biện pháp hợp pháp mà vẫn bị gây khó khăn thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công an có thẩm quyền. Khi đó; người cản trở có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời