Các hoạt động xây dựng nhà ở công vụ hiện nay đều phải tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng. Lập dự án đầu tư xây dựng là hoạt động bắt buộc theo quy định pháp luật. Hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng nói chung và hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ nói riêng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ trình tự thủ tục như thế nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ là gì?
Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:
“Điều 28. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm đầu tư xây dựng mới và mua nhà ở thương mại được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.”
Từ quy định trên, có thể thấy hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm hai loại dự án đó chính là dự án đầu tư xây mới nhà ở công vụ và dự án đầu tư mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Đầu tư xây dựng mới nhà ở công vụ là hoạt động tiến hành xây dựng các nhà ở để làm mục đích công vụ, trải qua các giai đoạn xây dựng để có nhà ở công vụ. Còn đầu tư mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ là hoạt động mua các nhà ở thương mại đã được xây dựng trên thị trường để dùng làm nhà ở công vụ.
Hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ trong hai trường hợp trên là hoạt động bắt buộc do nhà ở công vụ là nhà ở để dành cho các cán bộ, công chức, sĩ quan,… và các đối tượng khác theo luật định, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nên cần phải có sự tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước như sự chuẩn bị về số lượng nhà, tiêu chuẩn về kỹ thuật, công trình, dự toán,… , cần có sự đánh giá toàn diện về hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và cũng là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ đó.
Các dạng dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ là gì?
Thứ nhất là dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Chủ thể đề nghị dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ là Bộ Xây dựng, mục đích của dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ là dành cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư. Trong trường hợp này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Mục đích của đầu tư xây dựng nhà ở công vụ để cho đối tượng thuộc diện sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh nhưng không phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang
Thứ ba, dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư. Chủ thể đề nghị đầu tư xây dựng nhà ở công vụ là của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, thông thường là Sở Xây dựng để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.
Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) bao gồm các đối tượng sau: Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. Trong trường hợp này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án. (Khoản 2 Điều 28 Luật Nhà ở năm 2014).
Chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ trình tự thủ tục được quy định như thế nào?
Khoản 3 Điều 28 Luật Nhà ở 2014 thì việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ Xây dựng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ được quy định tại Điều 22 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:
1. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án.
2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
3. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:
a) Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án;
b) Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư; trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có thể là tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể hồ sơ và quy trình lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
Mời bạn xem thêm:
- Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ không?
- Quy trình đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2022
- Huỷ gia hạn sửa đổi thông tin đã đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ trình tự thủ tục như thế nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 7 của Thông tư 19/2016/TT-BXD này và quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được quy định tại Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP
Trường hợp dự án thuộc diện phải có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư; nếu dự án thuộc diện quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì Sở Xây dựng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.
– Hồ sơ pháp lý đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Văn bản đăng ký làm chủ đầu tư dự án của nhà đầu tư, bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ nhà đầu tư, các đề xuất của nhà đầu tư, dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo giấy tờ chứng minh có đủ số vốn được hoạt động kinh doanh bất động sản (vốn điều lệ) theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
+ Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư áp dụng như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.