Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

24/10/2021
Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
2739
Views

Chào Luật sư. Tôi là người giao hàng cho một đại lý bán lẻ. Gần đây, chủ đại lý có giao cho tôi đi giao tã giấy. Do đặc thù hàng hóa nhẹ và xốp nên tôi phải chở hàng rất cồng kềnh. Tôi lo sợ rằng mình chở hàng cồng kềnh sẽ vi phạm luật giao thông và bị xử phạt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông?

Hiện nay không có mức xử phạt đối với lỗi chở hàng hóa cồng kềnh mà chỉ xử phạt khi điều khiển xe máy chở hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông.

Như vậy, có thể hiểu, việc chở hàng hóa cồng kềnh được xem là vi phạm khi vượt quá giới hạn cho phép.

Xem thêm: Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

Quy định về kích thước hàng hóa cho phép khi tham gia giao thông?

  • Chiều rộng: Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét (30 cm).
  • Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét (50 cm).
  • Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (150 cm).

Căn cứ theo khoản 4, điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:

“Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe”.

Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo điểm k, khoản 3, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác”.

Vậy hành vi chở hàng cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Như vậy lỗi này sẽ bị xử phạt với số tiền là 350.000 đồng.

Xử phạt bổ sung

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) …Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a; điểm g; điểm h; điểm k;điểm l; điểm m; điểm n; điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ; điểm e; điểm g; điểm h; khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Chở hàng hóa vượt quá mức cho phép có bị tước giấy phép lái xe?

Trường hợp, do việc xếp hàng vượt quá giới hạn quy định mà gây tai nạn thì bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Giải quyết vấn đề

Hiện nay không có mức xử phạt đối với lỗi chở hàng hóa cồng kềnh mà chỉ xử phạt khi điều khiển xe máy chở hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Do đó, nếu bạn chở hàng hóa cồng kềnh được xác định là quá giới hạn thì bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Hi vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Ngoài ra luật sư 247 còn cung cấp dịch vụ giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… tư vấn pháp luật bạn tham khảo

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 2470833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý thế nào?

Căn cứ Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.

Xe máy chạy quá tốc độ bị phạt như thế nào?

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe máy khi chạy quá tốc độ như sau
Quá tốc độ từ 5-10km/h: 200.000 – 300.000 đồng
Quá tốc độ từ 10-20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
Quá tốc độ từ 20-35 km/h: 6.000.000 – 8.000.000  đồng
Quá tốc độ trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng

Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông trong trường hợp nào?

Thủ tục nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận