“Thưa luật sư, bố tôi do bất cẩn lỡ làm mất sổ bảo hiểm xã hội được chục ngày rồi. Tuy nhiên, tuần này bố tôi đang cần để sổ cho một số công việc, tuy nhiên tôi nghĩ là việc làm lại sợ không kịp. Tôi muốn hỏi luật sư là việc làm mất sổ bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng lớn gì không? Nếu như bố tôi làm lại sổ có ngay được không? Mất sổ bảo hiểm liệu được cấp lại không ạ vì theo như em được biết thì mất sổ phải làm lại khá lâu. Nếu được làm lại sổ thì chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi với ạ. Tôi cảm ơn luật sư”
Những câu hỏi về sổ bảo hiểm, cấp lại sổ bảo hiểm như thế nào. Để giải đáp những vấn đề này chi tiết nhất, mời bạn đọc tham khảo tư vấn của Luật sư 247 chúng tôi. Trong đó có giải đáp thêm về một số quy định và giải thích cho vấn đề khi được cấp lại bảo hiểm thế nào.
Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”.
Theo đó, sổ BHXH được cấp lại trong trường hợp mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng. Vì vậy, khi sổ BHXH của bạn bị hỏng bạn được cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời).
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, khi sổ BHXH bị hỏng bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) để được cấp lại. Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn tham gia BHXH. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ BHXH như sau:
Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng;
Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch;
Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất sổ, hỏng sổ;
Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.
Kết luận: Theo quy định thì vấn đề mất sổ bảo hiểm mà cấp lại thì không mất phí trừ lần phí đăng ký đầu tiên.
Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
– Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
– Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.
Hậu quả khi mất sổ bảo hiểm
Điều 96 Luật BHXH năm 2014 ghi nhận về sổ BHXH như sau:
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Sổ BHXH là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nếu không may làm mất sổ BHXH, người lao động dù không bị trừ thời gian đã đóng BHXH trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động:
– Có thể bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Bởi khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con nuôi khi đến làm thủ tục hưởng chế độ thai sản phải xuất trình sổ BHXH để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ BHXH và trả lại sổ BHXH cho người nộp.
– Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Không đủ hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề.
– Không thể rút BHXH 1 lần.
– Không được giải quyết hưởng lương hưu.
– Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động chết.
Bản chính sổ BHXH là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thất nghiệp; BHXH 1 lần; lương hưu; chế độ tử tuất.
Trình tự thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm
Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người tham gia
a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
b) Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
d) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
đ) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
e) Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.
Đơn vị
a) Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
b) UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT.
Mời bạn xem thêm
- Cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng
- Mất bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đổi tên trong giấy khai sinh cho con…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Hiện nay vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà sổ bảo hiểm xã hội của người lao động bị sai thông tin, mất, hỏng sổ do ngoại cảnh… Khi đó người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Trên thực tế, khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp, đơn vị sẽ đồng thời tham gia cả bảo hiểm thất nghiệp. Việc có được cấp lại sổ BHXH sau khi lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần không sẽ tùy thuộc vào đề nghị của người lao động và giá trị sử dụng của sổ BHXH cũ.