Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?

21/07/2022
923
Views

Khi vào quán karaoke tôi thường thấy một số người hít bóng cười và rơi vào trạng thái không tự chủ. Vậy liệu việc sử dụng bóng cười này có vi phạm pháp luật? Xử phạt với hành vi này như thế nào? Các quán bar có được bán bóng cười cho khách không? Mong luật sư giải đáp.

“Bóng cười hoặc khí cười” thường thấy trong các quán bar, quán rượu, karaoke. Loại này thường được giới trẻ sử dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy bóng cười có bị cấm ở Việt Nam hay không? Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật? Kinh doanh bóng cười có được phép? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bóng cười là gì?

Bóng cười thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hoá học là N2O (Dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.

Việc sử dụng thường xuyên N2O có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12…

Khí N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất). 

Đây là loại khí được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế.

Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật không?

Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?
Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?

Hiện nay, khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020/NĐ-CP). 

Vì thế người sử dụng bóng cười sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật vì không nằm trong danh mục cấm.

Bên cạnh đó Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng đã bỏ quy định về Tội sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó sử dụng bóng cười sẽ không vi phạm và người sử dụng sẽ không bị xử phạt.

Vì khí N2O bị hạn chế sản xuất kinh doanh và chỉ được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế nên nếu kinh doanh, sản xuất khí N2O không đúng quy định này sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Trước những nguy hiểm do bóng cười đem lại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Công văn số 5051/UBND-KGVX gửi Bộ Y tế đề cập đến tác hại của bóng cười từ đó đề nghị chính thức cấm sử dụng hình thức này trong giải trí. Bộ Y tế đã có văn bản phúc đáp và đồng ý với chủ trương của Thành phố Hà Nội. Do đó kể từ 29/5/2019 việc sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí tại Hà Nội là không được phép.

Sản xuất, kinh doanh bóng cười có được phép?

Theo Điều 6 của Luật Đầu tư 2014, các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hiện nay gồm có: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ… và không cấm kinh doanh mặt hàng chứa hóa chất N2O.

Có thể thấy, sản xuất, kinh doanh bóng cười không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm tại Việt Nam. 

Tuy nhiên bóng cười thuộc danh mục hóa chất hạn chế kinh doanh, sản xuất và chỉ được sử dụng trong mục đích công nghiệp. Do đó để kinh doanh và sản xuất mặt hàng này cần đáp ứng điều kiện nhất định.

Như vậy, sản xuất, kinh doanh… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội… vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Nhưng trên thực tế hầu hết các cơ sở kinh doanh hiện nay chưa đáp ứng điều kiện. Do đó nếu bị phát hiện các cơ sở này sẽ bị phạt.

Sản xuất, kinh doanh bóng cười không đủ điều kiện bị phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh bóng cười sẽ bị xử lý vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Cụ thể:

 – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

Hiện nay, những vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chỉ bị xử lý vi phạm hành chính chứ chưa có quy định xử lý hình sự. 

Quán bar có được phép bán bóng cười cho khách?

Căn cứ quy định trên thì việc kinh doanh bóng cười phải có giấy phép Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất. Bóng cười thường được sử dụng trong công nghiệp và không sử dụng trên người. Các quán bar thường tự ý bán chui cho khách mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Do đó với hành vi bán bóng cười cho khách, quán bar có thể bị phạt Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra họ còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.

Video Luật sư 247 giải đáp về vấn đề Sử dụng bóng cười có bị phạt không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; Thành lập công ty, hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bóng cười có phải ma túy?

Bóng cười thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hoá học là N2O (Dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020/NĐ-CP). Do đó bóng cười không phải ma túy.

Tàng trữ bóng cười có vi phạm pháp luật không?

Bóng cười không phải ma túy mà chỉ là hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất).  Do đó việc tàng trữ bóng cười không nhằm mục đích kinh doanh sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên nếu bạn tàng trữ bóng cưới để bán lại cho người khác kiếm lời thì đây là hành vi vi phạm và bị xử phạt theo quy định.

Có nên sử dụng bóng cười?

Nhiều người trẻ thích hít khí cười qua sử dụng bóng cười vì nó giống như ma túy nhẹ, tạo sự phấn khích và ảo giác. Khi hít khí cười qua bóng cười, rất khó kiểm soát được lượng khí bởi bản thân người sử dụng lúc ấy không thể đong đếm được lượng khí hít vào. 
Chuyên gia y tế đã khuyến cáo hít nhiều khí này chắc chắn bị ngộ độc, bị rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư. Do đó bạn không nên sử dụng bóng cười dưới bất cứ hình thức nào.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.