Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?

21/07/2022
Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu
558
Views

“Gia đình của tôi mẹ tôi bị bố tôi đánh nhiều lần, thậm chí còn đánh cả tôi. Tuy nhiều lần can ngăn nhưng vì lý do bố tôi nóng lên là sẽ như vậy. Và một phần vì mẹ cũng không nói gì cả. Lần này bố do say rượu đã đánh mẹ tôi đến nhập viện. Tôi thắc mắc hỏi luật sư rằng tội bạo hành gia đình bị xử lý như thế nào và tố cáo để xử lý ở đâu. Mong luật sư sớm trả lời giúp tôi.”

Những câu hỏi liên quan các vấn đề về bạo lực gia đình, về các quy định chung, riêng về tố cáo tội bạo hành trong gia đình sẽ được Luật sư 247 giải thích chi tiết trong bài tư vấn dưới đây. Hi vọng rằng sau khi xem xong, gia đình mỗi người nếu cùng trường hợp sẽ có cách xử lý riêng cho bản thân.

Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu

Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu
Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu

Căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007 có quy định:

Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;….

Như thông tin bạn cung cấp, gần nhà bạn có Gia đình hàng xóm thường xuyên cãi cọ, người chồng luôn dùng những lời thô tục đẻ chửi vợ, người chồng đều hung hăng đánh cô vợ và đuỗi cô vợ ra khỏi nhà. , nhà còn có 02 đứa con nhỏ (3 tuổi, 09 tháng tuổi) đứa con lớn cũng thường xuyên bị người chồng đánh nữa (mỗi lần người vợ can ngăn cũng đều cãi lộn. ). Người chồng còn đánh vợ cả trong lúc trước cô ta có bầu như vậy căn cứ theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực năm 2007 thì việc đánh đạp, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm danh dự, nhân phẩm của người chồng nói trên là hành vi bạo lực gia đình.

Trường hợp bạn phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Bạo hành gia đình bị xử lý như thế nào?

Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;….

Theo đó, người vợ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình. Ngoài ra, khoản 1 điều 18 Luật này cũng quy định:

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

Người chồng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình​

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Quyền được bảo vệ trước bạo hành gia đình nhiều lần

Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thứ nhất về vấn đề quan hệ hôn nhân gia đình

Theo như thông tin mà bạn cung cấp mẹ bạn đã nhiều năm bị bạo lực gia đình như vậy, khuyên giải mãi mà bố bạn không thay đổi thì việc tiếp tục nhẫn nhịn là không nên tình trạng như vậy sẽ tiếp tục kéo dài và mục đích, ý nghĩa của hôn nhân sẽ không còn nữa. Khi bố bạn có các hành vi bạo lực gia đình với mẹ như vậy trước hết để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho mẹ bạn nên kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực theo điều 18 luật phòng chống bạo lực, sau đó về mặt pháp lí bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện thay mẹ về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 151 luật hình sự theo đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định tội danh và có các biện pháp để chấm dứt tình trạng đó lại. Trong trường hợp không thể duy trì được hôn nhân nữa thì bạn cũng có thể thay mẹ mình yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương không mà không cần sự đồng ý của bố bạn theo Điều 51 luật hôn nhân gia đình.

Thứ hai về vấn đề tài sản

Đồ đạc của vợ chồng bạn mua bằng tài sản cá nhân của hai vợ chồng (máy giặt, ti vi bộ sa lông) thì bạn có đầy đủ các quyền tài sản đối với tài sản đó theo đó bạn có quyền chiếm hữu và quản lý tài sản theo quy định của luật dân sự nên nếu chuyển ra ngoài hai vợ chồng hoàn toàn có thể đem theo. Đối với mảnh đất mà gia đình bạn đang ở là tài sản chung hợp nhất của bố mẹ bạn trong thời kì hôn nhân nên mẹ bạn cũng có phần quyền trong đó, ngoài ra theo thông tin bạn đưa ra một nửa ngôi nhà thuộc sở hữu của vợ chồng bạn thì việc bố bạn đuổi mẹ con bạn ra ngoài là trái với quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bạo hành gia đình bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng.

Nguyên nhân của bạo hành gia đình là gì?

Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

Có thể làm gì để hạn chế bạo hành trong gia đình?

Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành.
Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực. …
Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ.
Phòng bị một chiếc điện thoại trong nhà để liên lạc với người bên ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.