Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?

13/06/2022
Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?
598
Views

Hiện nay; theo quy định mới tất cả người sử dụng lao động đều phải thực hiện đăng ký nội quy lao động; tuỳ vào quy mô mà đó là nội quy lao động văn bản hay thoả thuận miệng. Tuy nhiên; vấn đề mà nhiều người sử dụng lao động thắc mắc đó là trường hợp nào sẽ phải đăng ký nội quy lao động? Hồ sơ,; thủ tục đăng ký ra sao? Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không? Tất cả các vấn đề trên sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành quy định về những yêu cầu được đặt ra đối với người lao động trong việc tuân thủ thời gian; công nghệ và sự điều hành sản xuất; kinh doanh của người sử dụng.

Việc ban hành nội quy lao động nhằm duy trì trật tự trong doanh nghiệp; là cơ sở để điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp thiết lập kỉ luật lao động và xử lý vi phạm xảy ra.

Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?

Quy định về đăng ký nội quy lao động

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đăng ký nội quy lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Khoản1; Khoản 3; Khoản 4 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP khẳng định lại người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động; nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên; thì nội quy lao động phải bằng văn bản; nếu sử dụng dưới 10 người lao động; thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản; nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi; bổ sung nội quy lao động; người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động; đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?

Và căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về báo cáo sử dụng lao động như sau:

Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp; liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội; đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Như vậy; nếu doanh nghiệp có trụ sở chính sử dụng từ 10 người lao động trở lên; thì có thể đăng ký đăng ký nội quy lao động tại Sở lao động; thương binh và xã hội tại nơi đặt trụ sở chính và chờ phê duyệt. Sau đó; trụ sở chính có trách nhiệm gửi nội quy này đến Sở lao động thương binh và xã hội nơi đặt chi nhánh để đăng ký nội quy lao động. Chi nhánh không cần phải thành lập nội quy lao động mới.

Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?
Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không?

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động

Căn cứ Điều 119, Điều 120 BLLĐ năm 2019; Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH; việc đăng ký nội quy lao động sẽ được tiến hành như sau:

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động động phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  • Nội quy lao động;
  • Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động:

Nơi nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động: Nộp tại một trong các cơ quan sau:

  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền): Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời hạn: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động.

Cách thức nộp: Một trong 03 hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến cơ quan chuyên môn về lao động;
  • Nộp hồ sơ trực tiếp;
  • Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Bước 2: Cơ quan chuyên môn về lao động xem xét, tiếp nhận hồ sơ:

Thời hạn: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi; bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Chi nhánh có phải đăng ký nội quy lao động không? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, bảo hộ quyền tác giả,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm có hiệu lực của nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể?

Nội quy lao động: có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

Đăng ký nội quy lao động có lâu không?

Căn cứ quy định tại điều 121 bộ luật lao động 2019. Nội quy lao động sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Khi nhân viên đi muộn, chủ doanh nghiệp được áp dụng những hình phạt nào?

Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng hình phạt để dăn de người lao động tránh việc sử dụng lao động thường xuyên đi làm muôn thì khi áp dụng cần tránh các điều cấm tại điều 127 Bộ luật lao động. Tốt nhất người sử dụng lao động nên sử dụng các hình phạt mang tính chất nhẹ nhàng như phạt trực nhật…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.