Có nên mua đất xen kẹt không?

13/06/2022
Có nên mua đất xen kẹt không?
864
Views

Trên thực tế, định nghĩa về đất xen kẹt không được quy định trong Luật đất đai mà thuật ngữ này là do người mua và người bán tự đặt tên. Cho nên, thuật ngữ “đất xen kẹt” rất phổ biến trong cuộc sống. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Có nên mua đất xen kẹt không?” qua bài viết sau đây nhé!

Có nên mua đất xen kẹt không?

Đất xen kẹt là những mảnh đất có vị trí xen lẫn với đất ở trong khu dân cư. Đất xen kẹt chủ yếu là đất nông nghiệp (đất vườn, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất ao…) hoặc phần diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Diện tích của nó thường không lớn và nằm rải rác trong khu dân cư.

Mặc dù trong Luật Đất đai không có quy định nào nhắc đến đất xen kẹt. Tuy nhiên, đây là khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở khu vực đô thị. Ngày 18/12/2020, Chính Phủ đã chính thức ban hành Nghị định 148/2020/NÐ-CP quy định về việc giao đất, cho thuê đất với đất công xen kẹt. Điều này phần nào giúp giải quyết những vướng mắc của đất công xen kẹt nói chung và đất xen kẹt nói riêng.

Ưu nhược điểm của đất xen kẹt

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của đất xen kẹt như sau:

  • Đất xen kẹt thường có giá rẻ hơn so với đất thổ cư trong cùng một khu vực. Theo như khảo sát thì giá bán của đất xen kẹt ở khu vực trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 22 đến 25 triệu đồng/m2 nhưng giá thị trường của đất thổ cư sẽ dao động từ 40 đến 60 triệu đồng/m2.
  • Nếu mua đất xen kẹt trong khu dân cư có cơ sở hạ tầng hoàn thiện kèm theo các dịch vụ tiện ích xung quanh thì người sử dụng đất cũng được hưởng chung lợi ích đó.
  • Có thể làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để tiến hành xây dựng nhà và các công trình khác để phục vụ cuộc sống. Hơn nữa sang khi chuyển sang đất ở thì giá trị của mảnh đất tăng lên gấp nhiều lần.

Nhược điểm

Một số nhược điểm của đất xen kẹt như sau:

  • Đất xen kẹt thường có diện tích nhỏ, địa hình không thuận lợi.
  • Giao dịch mua bán đất xen kẹt chỉ thông qua các giấy tờ ở dạng photo nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý. 
  • Không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Nếu có làm được thì thủ tục rất rắc rối, người sử dụng đất phải nộp nhiều khoản thuế, phí rất cao. Theo quy định hiện nay, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn sẽ phải nộp khoản tiền chênh lệch giữa tiền sử dụng đất sau khi chuyển đổi và tiền sử dụng đất của loại đất ban đầu.
  • Có thể mua phải mảnh đất bị bán cho ba bốn người một lúc. Khi đó, người mua chắc chắn sẽ bị thiệt thòi vì giao dịch mua bán thường không có cam kết rõ ràng cũng như không đủ điều kiện pháp lý để khởi kiện.
  • Trường hợp mua phải mảnh đất quy hoạch nhưng không biết thì có nguy cơ “mất trắng”.
Có nên mua đất xen kẹt không?
Có nên mua đất xen kẹt không?

Có nên mua đất xen kẹt không?

Mua đất xen kẹt, người mua phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chi phí chuyển đổi cao, nhiều thủ tục rườm rà và không phải đất xen kẹt nào cũng đủ điều kiện chuyển đổi thành đất thổ cư. Đây chính là sơ hở tạo điều kiện thuận lợi cho “cò đất” lừa đảo, bán trao tay một mảnh đất cho nhiều người. Khi phát hiện ra, người mua có nguy cơ mất trắng rất cao do không có căn cứ pháp lý chứng minh.

Thực tế, nếu mua được đất xen kẹt với giá rẻ, sau đó xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở được thì giá trị của mảnh đất đó được tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất khó và tốn kém, thậm chí không thể thực hiện được.Bên cạnh đó, đất xen kẹt không có giấy tờ pháp lý rõ ràng, việc mua bán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua.

Nếu bạn có dự định mua đất xen kẹt hãy dắt túi ngay một số kinh nghiệm sau:

  • Luôn tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch của địa phương để xác định mảnh đất xen kẹt định mua thuộc diện quy hoạch hay không. Nếu đất xen kẹt thuộc diện quy hoạch thì không nên mua. Vì Nhà nước có thể thu hồi bất cứ lúc nào, người sử dụng đất cũng chỉ được hỗ trợ một phần nào đó. Người mua có thể đến UBND xã/phường/thị trấn hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được hỗ trợ.
  • Không mua đất xen kẹt không có giấy tờ pháp lý hoặc giấy tờ bị rách nát, không có giá trị trước pháp luật.
  • Trong hợp đồng mua bán đất xen kẹt phải có đầy đủ chữ ký của những người liên quan.
  • Thực hiện giao dịch mua bán theo quy định trong Luật kinh doanh bất động sản.

Có thể thấy đất xen kẹt tiềm ẩn khá nhiều rủi ro mà người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có nên mua đất xen kẹt không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty giá rẻ, quản lý mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, giấy phép flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tiềm năng và rủi ro khi đầu tư vào đất xen kẹt là gì?

Tiềm năng: Nếu so về giá thì đất xen kẹt rẻ hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Đặc biệt, nếu mua được đất xen kẹt nằm trong khu vực dân cư thì người mua sẽ được hưởng cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh sẵn có. Nhiều trường hợp, đất xen kẹt còn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây nhà.
Rủi ro: Đa phần các mảnh đất xen kẹt thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư, diện tích thường hạn hẹp và không có địa hình thuận lợi. Ngoài ra, các thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất phức tạp, chi phí cao và số ít mảnh đất mới đủ điều kiện chuyển đổi.

Có được xây nhà trên đất xen kẹt?

Theo quy định, nếu đất xen kẹt không phải là đất ở thì không được phép xây dựng nhà ở. Khi không phải là đất ở nhưng muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.

Có làm được sổ đỏ khi mua đất xen kẹt không?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng các điều kiện sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.
– Đất không vi phạm pháp luật về đất đai.
– Đất được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.