Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào?

13/06/2022
Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào?
414
Views

Kỷ luật lao động thiết lập ra để duy trì sự ổn định của đơn vị lao động. Bất cứ chủ thể nào dù là người sửu dụng lao động hay người lao động đều phải tuân thủ. Tuy nhiên; nhiều trường hợp người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào? Có các hình thức xử lý kỷ luật nào? Nếu người lao động không đồng ý với kết quả xử lý kỷ luật lao động đó thì cần làm gì? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kỷ luật lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019 thì 

“kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định”.

Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào?

Căn cứ Điều 6 Bộ luật lao động 2019 Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

  • Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động; tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo; tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2019; người lao động có nghĩa vụ như sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy; theo quy định hiện hành thì người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành kỷ luật lao động; trong trường hợp người lao động không thực hiện việc kỷ luật lao động; thì đơn vị sử dụng lao động hoàn toàn có thể buộc người lao động thực hiện nghĩa vụ chấp hành; hoặc xử lý kỷ luật lao động nếu có sự vi phạm kỷ luật lao động. Bên cạnh đó; người sử dụng lao động cũng cần làm việc lại với người lao động trước khi dẫn đến tranh chấp lao động.

Các hình thức kỷ luật lao động

Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào?
Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào?

Khiển trách

Khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng với người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật.

Hình thức này chủ yếu mang tính chất nhắc nhở; nên thường được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu và ở mức độ nhẹ. Thời hạn chấp hành hình thức kỷ luật khiển trách là 03 tháng. Sau 03 tháng; nếu người lao động không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

Hình thức xử lý kỷ luật này có phần nghiêm trọng hơn so với khiển trách. Tuy nhiên; việc kéo dài thời hạn nâng lương không được phép quá 06 tháng. Lưu ý; nếu bị xử lý kỷ luật theo hình thức này; mà sau đó lại tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật; thì có thể là căn cứ để sa thải.

Cách chức

Cách chức được áp dụng khi người lao động đang giữ một chức vụ nhất định. Thời gian để xóa kỷ luật đối với hình thức này là 03 năm. Lưu ý; nếu bị xử lý kỷ luật theo hình thức cách chức; mà sau đó lại tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật; thì có thể là căn cứ để sa thải.

Sa thải

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất; mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật.

Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019; người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp sau:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô; đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản; lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức; mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày; tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai; hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Người lao động bị sa thải trái quy định cần làm gì?

Khi người lao động có căn cứ cho rằng việc sa thải là trái với quy định của pháp luật; thì người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

Cách 1: Khiếu nại

– Khiếu nại lần đầu: gửi đơn khiếu nại tới người sử dụng lao động có quyết định sa thải bị khiếu nại;

– Khiếu nại lần hai: gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính; nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.

Cách 2: Hòa giải thông qua hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019; thì tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại; trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm; về bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn; vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp; tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019; thì người lao động có quyền khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.

Cách 4: Tố giác ra cơ quan công an

Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức; viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi 2017.

Như vậy; khi người lao động thấy mình bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng; trái pháp luật thì người lao động có thể khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Người lao động không chấp nhận kỷ luật lao động thì giải quyết thế nào? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, bảo hộ quyền tác giả,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm kỷ luật là gì?

Có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân; hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?

Được quy định tại Điều 127 Bộ luật lao động 2019 như sau:
1. Xâm phạm sức khỏe; danh sự; tính mạng; uy tín; nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
– Đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
– Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.