Chế độ thôi việc đối với viên chức như thế nào?

27/12/2023
Chế độ thôi việc đối với viên chức
236
Views

Trong quá trình làm việc của người lao động nói chung và của viên chức nói riêng thì việc xin thôi việc là điều khá thường gặp. Việc viên chức nghỉ việc này có thể do nhiều lí do khác nhau như do sự sắp xếp của cơ quan, do nguyện vọng của viên chức, do tinh giản biên chế….Trong một số trường hợp nhất định khi viên chức thôi việc sẽ được nhận một số chế độ trợ cấp khi thôi việc. Vậy thì ” Chế độ thôi việc đối với viên chức” hiện nay được pháp luật quy định cụ thể ra sao?, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về viên chức

Khi nhắc đến khái niệm viên chứ thì đa số mọi người đều nghĩ đến những đối tượng là giáo viên các cấp, tuy nhiên trên thực tế thì viên chức khôgn chỉ dùng để chỉ giáo viên mà còn là thuật ngữ dùng để chỉ những đối tượng được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.

Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được tuyển dụng theo 02 hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.

Tuy nhiên, dù tuyển dụng theo phương thức nào thì người dự tuyển cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển nêu tại Điều 22 Luật Viên chức:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.

Chế độ thôi việc đối với viên chức

Chế độ thôi việc đối với viên chức

Theo quy định của pháp luật hiện hành về viên chức thì viên chức sẽ được thôi việc khi thuộc một trong những trường hợp nhất định. Khi đó, trong trường hợp viên chức có nguyện vọng muốn thôi việc thì sẽ cần phải làm thông báo bằng văn bản (đơn xin thôi việc) và gửi đơn xin thôi việc của viên chức cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp biết và giải quyết.

Theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

– Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

– Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

– Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

– Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo, trừ trường hợp đã đền bù chi phí đào tạo;

– Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

– Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc

– Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:

+ Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

+ Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;

+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;

+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

– Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

– Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc:

+ Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.

+ Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.

– Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công chức và viên chức

Viên chức và công chức là hai đối tượng vẫn đang bị rất nhiều người dân nhầm lẫn, bởi họ chưa nắm được các quy định cụ thể về hai đối tượng này mà chỉ dựa trên cách dùng từ thường ngày để xưng hô. Vậy thì cách phân biệt công chức và viên chức như thế nào?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé:

Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.

– Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Về thời gian tập sự

– Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.

– Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.

Về cấp bậc

– Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.

– Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.

Vị trí công tác

– Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

 Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Nguồn chi trả lương

– Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

– Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các hình thức kỷ luật

– Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

– Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.

Về tính chất công việc

– Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực  hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

– Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chế độ thôi việc đối với viên chức” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?

Hiện nay, cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc được quy định tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Đối với viên chức công tác từ 31/12/2008 trở về trước, mức trợ cấp thôi việc được tính như sau:
– Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
– Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
– Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01/01/2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, quy định về trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Viên chức được phân loại như thế nào?

Nếu như trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:
– Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;
– Theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức:
– Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
– Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.