Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã thế nào?

28/12/2023
Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã
63
Views

Để vận hành được bộ máy chính quyền các cấp tại địa phương thì ngoài lực lượng cán bộ công chức chuyên trách tại các cấp ra thì còn cần có một đội ngũ cán bộ hoạt động không chuyên trách. Các quy định liên quan đến đối tượng là cán bộ không chuyên trách này đều đã được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng về số lượng, tiêu chuẩn tuyển dụng, chế độ phụ cấp….đối với các cấp. Vậy thì ” Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã” hiện nay ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về cán bộ không chuyên trách cấp xã

Ta có thể hiểu cán bộ không chuyên trách cấp xã là những người cán bộ ở các cấp xã, phường, thị trấn được bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn để giữ các chức vụ và làm việc thuộc biên chế nhà nước cũng như hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước… đã được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng như sau:

Tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/8/2023) có quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

1. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.

Tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:

Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

3. Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
b) Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;

Tại Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có quy định về thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính như sau:

Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.

Như vậy, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã gồm loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.

Mặc khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III. Do đó, mỗi tỉnh thành sẽ quy định về chức danh của từng cán bộ không chuyên trách cấp xã khác nhau

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã.

Tiêu chuẩn của cán bộ không chuyên trách cấp xã 

Như đã phân tích ở trên thì cán bộ không chuyên trách cấp xã cũng là lực lượng cán bộ thuộc xã, vậy nên để trở thành cán bộ không chuyên trách cấp xã thì công dân cũng phải đáp ứng được các điều kiện chung và những tiêu chuẩn cụ thể của từng vị trí, chức danh cụ thể mà pháp luật đã quy định.

Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/8/2023) có quy định cán bộ không chuyên trách cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:

– Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;

– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;

– Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.

Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã

Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cán bộ không chuyên trách ở cấp xã cũng sẽ được hưởng các kỏa hụ cấp, chế độ phù hợp với chức danh vị trí việc làm mà mình đang đảm nhiệm. Nguồn chi cho các chế độ phụ cấp này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và được chi trả theo đúng quy định, cụ thể mức chế độ phụ cấp này như sau:

Chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

+ Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;

+ Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;

+ Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.

– Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:

+ Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. 

Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở của công chức, viên chức;

+ Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;

+ Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.

– Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:

+ Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

+ Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;

+ Mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo nhằm khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và mức phụ cấp kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

– Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể các nội dung tại điểm c khoản 3 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP không phải xin ý kiến các Bộ, cơ quan trung ương.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chế độ phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về nếu ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phụ cấp hằng tháng với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn từ 01/7/2024 thay đổi như thế nào? 

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. 
Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Cũng theo Nghị quyết 104/2023/QH15 thì từ ngày 01/7/ 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?

Cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường được liệt kê, bao gồm những người đảm nhận chức vụ sau:
Bí thư Đảng ủy,
Phó bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam,
Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Chủ tịch hội nông dân (trường hợp xã, phường, thị trấn có diễn ra hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam),
Chủ tịch Hội cực chiến binh Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.