Chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không?

25/10/2023
Chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không?
252
Views

Nộp thuế môn bài là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp tờ khai và thuế môn bài theo quy định. Bên cạnh đó, mức thuế môn bài đối với từng cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ khác tùy thuộc vào lĩnh vực, vốn điều lệ,… Thuế môn bài cũng giống như những loại thuế khác khi chậm nộp thuế thì cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt theo quy định pháp luật. Vậy chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Luật Quản lý thuế 2019.

Doanh nghiệp chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài bị phạt bao nhiêu?

Mỗi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ phải nộp lệ phí môn bài khác nhau tùy theo quy định. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ quy định pháp luật để biết khoản thuế môn bài mình phải nộp bao nhiêu. Bên cạnh nộp thuế thì doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề nộp tờ khai thuế môn bài và chế tài xử lý khi chậm nộp.

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài sẽ bị xử phạt như sau:

(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp (1) nêu trên.

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

(4) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

(i) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

(ii) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

(iii) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

(iv) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

(5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại trường hợp (4) nêu trên.

(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các trường hợp (1), (2), (3), (4) và (5) nêu trên trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
  • Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi (iii), (iv) trường hợp (4) nêu trên.

Như vậy, doanh nghiệp chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 25 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không?

Chậm nộp tờ khai thuế môn bài hay chậm nộp tiền thuế môn bài đều sẽ bị xử phạt. Tùy thuộc mức độ vi phạm như thế nào mà mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả sẽ khác nhau. Trường hợp số ngày chậm nộp càng nhiều thì tiền phạt sẽ càng lớn. Dưới đây là quy định pháp luật về công thức tính tiền chậm nộp lệ phí môn bài.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp tiền lệ phí môn bài được quy định như sau:

Số tiền chậm nộp=Số tiền thuế môn bài chậm nộpx0.03%xSố ngày chậm nộp

Lưu ý: Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không?
Chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không?

Tính tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế?

Hiện nay, chậm nộp thuế môn bài đã có công thức tính tiền chậm nộp. Bên cạnh đó, pháp luật còn có quy định về tính tiền chậm nộp tiền vi phạm hành chính. Trong công thức này pháp luật có quy định thêm phần trăm chậm nộp cho mỗi ngày chưa nộp tiền vi phạm, cụ thể phần trăm áp dụng để tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính là 0.05%. Dưới đây là quy định pháp luật về tính tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền phạt.

Xử phạt với tiền nộp chậm với doanh nghiệp, mà những cá nhân, tổ chức thực hiện nộp thuế thu nhập chậm đến từ những lĩnh vực kinh doanh, đất đai, mức giá làm sổ đỏ, sản xuất, đều được áp dụng.

Căn cứ Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP), tiền phạt chậm nộp tiền vi phạm hành chính về thuế được tính như sau:

Tiền chậm nộp tiền phạt=Tiền phạt chậm nộpx0.05%xSố ngày chậm nộp

Lưu ý:

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:

  • Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
  • Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;
  • Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Chậm nộp tiền thuế môn bài có bị phạt không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là giá làm sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài là gì?

Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây đuuợc miễn lệ phí môn bài:
(1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
(2) Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:
– Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
– Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài?

Thuế môn bài lần đầu được đề cập trong Nghị quyết 200-NQ/TVQH về ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp năm 1966; được quy định rõ tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp năm 1983 do Hội đồng Nhà nước ban hành.
Theo Pháp lệnh này thì thuế môn bài là một trong những loại thuế thuộc thuế công thương nghiệp bên cạnh các loại thuế khác như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến.
Đối tượng nộp thuế môn bài là các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.
Ngoài 02 văn bản trên thì thuế môn bài được quy định, sửa đổi, bổ sung, thay thế trong nhiều văn bản khác nhau áp dụng đến hết ngày 31/12/2016.
* Từ ngày 01/01/2017, chuyển sang sử dụng thuật ngữ lệ phí môn bài
Căn cứ khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và bãi bỏ Chương IV-A về thuế môn bài quy định tại Nghị quyết 200/NQ-TVQH ngày 18/01/1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7…
Để hướng dẫn lệ phí môn bài quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Như vậy, từ ngày 01/01/2017 thì thuật ngữ thuế môn bài được thay thế bởi lệ phí môn bài.

Thuế môn bài khác gì lệ phí môn bài?

Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài thay thế thuế môn bài; việc chuyển từ thuế môn bài sang lệ phí môn bài không đơn giản là sự thay thế về mặt thuật ngữ mà bản chất thuế và lệ phí có sự khác nhau, cụ thể:
* Thuế môn bài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý thuế năm 2006 (từ ngày 01/7/2020 được thay thế bởi Luật Quản lý thuế năm 2019), nếu sử dụng thuật ngữ thuế thì khi đó thuế môn bài sẽ là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất bắt buộc mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của các luật thuế phải nộp.
* Lệ phí môn bài
Nếu sử dụng thuật ngữ lệ phí thì khi đó lệ phí môn bài là một trong các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015, lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.
Theo đó, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để được sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; lệ phí môn bài được nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.