Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ nào
Xin chào Luật sư, kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ nào ?
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc về “Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ nào” của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ nào
Trong năm 2022, đề án đặt mục tiêu bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân bằng việc tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó người dân chỉ cần sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Về lâu dài, Dữ liệu Quốc gia về dân cư sẽ được liên thông đến tất cả các lĩnh vực nên sữ liệu trên CCCD sẽ được cập nhật đến tất cả các giấy tờ khác. Tuy nhiên, hiện nay khi việc chia sẻ Dữ liệu Quốc gia về dân cư chưa được liên thông hết các lĩnh vực thì những giấy tờ của công dân sử dụng CMND loại 9 số trước đây để đăng ký, đứng tên…nay khi đổi sang thẻ CCCD mới (12 số) thì người dân nên chủ động cập nhật để tránh gặp rắc rối không đáng có. Những loại giấy tờ đó có thể kể đến như:
– Hộ chiếu:
- Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng của mỗi công dân khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh. Do trên hộ chiếu thể hiện thông tin cá nhân của mỗi người, trong đó có số CMND/CCCD nên khi công dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ CCCD thì nên đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú để làm thủ tục sửa đổi hộ chiếu.
– Thông tin tài khoản ngân hàng:
- Khi số CMND thay đổi thì thông tin cá nhân trong các hồ sơ tài khoản ngân hàng cũng không còn trùng khớp. Trong khi việc chia sẻ Dữ liệu Quốc gia về dân cư chưa được liên thông hết các lĩnh vực thì việc thay đổi thông tin của tài khoản ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến các giao dịch.
- Do đó, để đảm bảo thống nhất, trùng hợp trong các giấy tờ thì người dân sau khi đổi từ CMND 9 số sang thẻ CCCD thì nên đi cập nhật, điều chỉnh thông tin tài khoản ngân hàng.
– Thông tin đăng ký thuế :
- Khoản 2, Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
- Do đó, trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì khi thay đổi thông tin đăng ký thuế (ví dụ CMND, CCCD…) thì phải thông báo đến cơ quan thuế để được cập nhật, chỉnh sửa.
– Giấy tờ nhà đất:
- Điểm a, khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014 của Bộ Tài nguyên mà Môi trường (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, Điều 6 Thông tư 33/2017) có quy định về việc ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận.
- Thông tin ghi trên giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
- Giấy tờ nhân thân là giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
- Như vậy, thông tin số CMND/CCCD của người sử dụng, sở hữu đất đai được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Việc thay đổi số CMND/CCCD không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất, không bắt buộc người sử dụng đất phải cập nhật thay đổi. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro giao dịch mua bán sau này (nếu có) nên cân nhắc thay đổi lại cho khớp số trên thẻ CCCD gắn chip.
– Sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế:
- Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) của công dân không thể hiện trực tiếp thông tin số CMND/CCCD trên sổ, thẻ nên công dân không phải làm thủ tục đổi sổ BHXH, thẻ BHYT mới khi đổi từ CMND 9 số qua thẻ CCCD gắn chip 12 số.
- Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục liên quan như tra cứu quá trình tham gia BHXH, hạn sử dụng BHYT…thì công dân cần làm thủ tục cập nhật thông tin hồ sơ BHXH, thẻ BHYT.
- Hiện nay, trong số gần 65 triệu thẻ CCCD gắn chip đã được in và trả cho người dân, Bộ Công an đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên thẻ CCCD nhằm phục vụ người dân và cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám, chữa bệnh được thuận tiện.
=> Như vậy, Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ: Hộ chiếu, Thông tin tài khoản ngân hàng, Thông tin đăng ký thuế, Giấy tờ nhà đất, Sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe , …
Có thể bạn quan tâm
- Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại không?
- Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm như thế nào?
- Thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên BHXH như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ nào”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, … của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm:
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;
– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…
Hiệnnay, người dân cũng có thể tiến hành làm Căn cước công dân online thông qua Cổng Dịch vụ công về cư trú . Đăng nhâp tài khoản. Tại trang chủ chọn Căn cước công dân và làm theo hướng dẫn (người dân phải có thông tin trong kho dữ liệu dân cư mới tiến hành được thủ tục làm Căn cước online).
Mặt sau Căn cước công dân gắn chip có một dãy ký tự được gọi là MRZ. Dòng MRZ này lại nắm giữ rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người bởi đây chính là khu vực để máy quét đọc chip.
Những ký tự ở dòng MRZ nếu chỉ đọc bằng mắt thường thì gần như vô nghĩa, không có tác dụng gì. Nhưng khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia sẽ hiện ra đầy đủ.