Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại không?

01/08/2022
476
Views

Xin chào luật sư. Hôm tôi đi làm thẻ căn cước công dân do đang ốm nên chụp ảnh không được đẹp. Sau khi nhận thẻ căn cước, ảnh chụp trong rất xấu, nhợt nhạt khiến tôi trong già đi rất nhiều. Khi cần xuất trình thẻ, tôi ngại đưa vì thấy ảnh chụp xấu. Vậy xin hỏi ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng mà người dân phải sử dụng trong các giao dịch, thủ tục… Bên cạnh đó do hiện nay thẻ còn tích hợp thêm các thông tin nên có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Do đó việc sử dụng thẻ căn cước ngày càng nhiều. Do nhiều người khác có thể thấy ảnh trên thẻ căn cước, nên người dân cũng rất quan tâm vấn đề này. Nhiều trường hợp dở khóc, dở cười khi ảnh trên thẻ căn cước khác xa đời thực và bị chê là “rất xấu”. Vậy khi ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Có bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước gắn chip thay cho căn cước cũ? Để làm rõ vấn đề này Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân; bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính; và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay; căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn; liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân; thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Người dân có thể làm lại căn cước nếu thấy ảnh chụp xấu

Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại
Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lạ

Cụ thể, Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định trên, chỉ cần người dân có yêu cầu thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp Căn cước công dân.

Do đó, nếu cảm thấy ảnh Căn cước công dân xấu hay chưa được ưng ý, người dùng có thể yêu cầu làm cấp đổi thẻ mới.

Tuy nhiên, người đổi thẻ cần cân nhắc kỹ bởi việc làm lại thẻ Căn cước có thể mất nhiều thời gian chờ đợi. Nếu không có Căn cước thì các giao dịch, thủ tục hành chính rất khó thực hiện.

Bên cạnh đó, ảnh trên thẻ Căn cước được chụp một cách chân thực nhằm mục đích nhận diện, xác minh nhân thân nên nếu không có thay đổi đặc biệt trên gương mặt thì cũng không cần thiết phải đổi thẻ.

Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân

Theo Điều 24 và Điều 22 Luật căn cước công dân, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước được thực hiện như sau:

– Công dân điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

– Công dân đến lấy thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

– Lưu ý:  Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định trên.

Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân gắn chíp?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:

“1.Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

2. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.”

Do đó nếu vẫn còn chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân thì người dân không bắt buộc phải làm thẻ căn cước gắn chip. Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2023 khi sổ hộ khẩu không còn được sử dụng, tất cả các thông tin công dân sẽ được cập nhật lên Dữ liệu quốc gia. Việc sử dụng thẻ căn cước gắn chip cũng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho người dùng do có thể tích hợp nhiều thông tin lên thẻ.

Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg về đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, mục tiêu có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để sử dụng thay cho thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ xe, giấy phép lái xe, giấy phép hành nghề, thẻ cán bộ công chức viên chức… Và thực tế hiện nay đã thí điểm thay thế thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chíp. Bộ công an cũng đang tích cực triển khai việc tích hợp bằng lái xe, thẻ ngân hàng vào CCCD gắn chíp. Nên trong thời gian tới, thẻ căn cước gắn chip có thể thay thế các giấy tờ khác nên rất tiện lợi cũng như tiết kiệm thời gian khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Ảnh Căn cước công dân xấu, người dân có thể đi làm lại” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những đối tượng phải đổi sang căn cước công dân gắn chip là ai?

Thực tế việc đổi sang căn cước công dân gắn chíp là không bắt buộc. Do đó chỉ có những người có chứng minh nhân dân; hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng; thay đổi thông tin nhân thân có tính định danh (như giới tính; họ tên,…); hoặc có nhu cầu thì mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.

Có được dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?

Theo khoản 3 điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA:
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân; thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân; đổi thẻ Căn cước công dân.
Về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân mới. Không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước mới.

Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch; hay chứng minh nhân dân còn hiệu lực trước đó. Trên thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau. Do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ; mà chỉ cần thực hiện một số thủ tục cập nhật thay đổi thông tin.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.