Quy định về tạm giữ tài sản như thế nào?

15/08/2022
Quy định về tạm giữ tài sản
789
Views

Quy định về tạm giữ tài sản

Trong hoạt động tư pháp, thi hành án dân sự có tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi có bản án dân sự của toàn án, không ít người có nghĩa vụ thi hành án thường không tự nguyện, có tâm lý trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nên trong nhiều trường hợp có hành vi tẩu tán, tiêu hủy, hủy hoại tài sản, nhằm làm mất đi điều kiện thi hành án. Dựa trên cơ sở đó, Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 đã quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án để đáp ứng tình hình thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong đó có biện pháp tạm giữ tài sản, tạm giữ giấy tờ của đương sự. Để hiểu rõ hơn Quy định về tạm giữ tài sản hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu sau đây:

Căn cứ pháp lý

Tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bát động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Đối tượng tạm giữ tài sản là gì?

Từ căn cứ pháp lý quy định về tài sản thì đối tượng của tạm giữ tài sản phải thỏa mãn điều kiện về tài sản theo quy định đã nêu trên, nên ta có thể nhận biết như sau:

  • Là những tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, liên quan đến việc thi hành án như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó.
  • Là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản, giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.

Quy định pháp luật về việc tạm giữ tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

– Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

– Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây:

+) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

+) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên.

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự áp dụng nhằm tạm giữ các tài sản, giấy tờ của đương sự để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại đối với các tài sản, giấy tờ này. Đây là biện pháp mang tính cấp bách và linh hoạt, nhằm tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho tác nghiệp nghiệp vụ khi phát hiện đương sự có tài sản, giấy tờ để thi hành án và áp dụng trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tổ chức thi hành án.

Quy định về tạm giữ tài sản
Quy định về tạm giữ tài sản

Chủ thể tiến hành tạm giữ tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

– Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.

– Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

– Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:

+) Phong toả tài khoản;

+) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

+) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

– Xác định tài sản, giấy tờ cần tạm giữ: Tài sản tạm giữ phải có giá trị tương đương và đang do đương sự quản lý, sử dụng.

– Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ: Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng. 

– Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ: Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ.  Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ. 

– Giao tài sản, giấy tờ bị tạm giữ:  Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định người có quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ. 

– Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật THADS; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về tạm giữ tài sản”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, phí xin  giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, công chứng tại nhà… của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Theo Điều 66 và Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêu cầu của người được thi hành án. Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ người phải thi hành có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, theo đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
– Trường hợp trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự · Luật khác

Comments are closed.