Xin chào luật sư, em trai tôi đang thi hành án phạt tù. Mỗi tháng tôi có đến thăm em một lần. Mỗi lần vfao tù thăm em, tôi thấy em tiều tụy và gầy đi rất nhiều. Tôi cứ nghĩa rằng do em buồn và không ăn được đồ ăn trong tù nên gầy đi. Nhưng trong một lần trò chuyện, vô tình tôi được biết em bị cán bộ quản lý trại giam đối xử rất tàn bạo. Em thường xuyên bị đánh đập, hành hạ và không cho ăn cơm. Tôi nhìn em mà thấy thương lắm. Em nói với tôi cố gắng chấp hành cati tạo tốt để sớm ngày được về với gia đình. Tôi muốn hỏi Luật sư, việc cán bộ trại giam đối xử tàn bạo với tù nhân thì phạm tội gì không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Thi hành án phạt tù là chế tài đối với những người phạm tội bị truy tố hình sự. Thông thường tù nhân sẽ được ra tù trước hạn nếu cải tạo tốt, ngoan ngoãn. Tuy nhiên, cán bộ quản lý trại giam cũng là một người có vai trò quan trọng trong việc cải tạo tù nhân; khiến cho họ thấy ăn nan hối lỗi về hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên có một số cán bộ trại giam đối xử tàn bạo với tù nhân như hành hung, đánh đập họ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của họ. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
Thế nào là tội dùng nhục hình?
Dùng nhục hình, được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với những người tham gia tố tụng. (trừ những người tham gia tố tụng là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người phiên dịch, người giám định người bị hại) và người bị thi hành án trong khi tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; thi hành án.
Tội dùng nhục hình được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 373. Tội dùng nhục hình
1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án; hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.
…
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Các yếu tố cấu thành tội phạm?
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua hành vi của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với các đối tượng sau đây:
+ Bị can, bị cáo (trong vụ án hình sự).
+ Phạm nhân (người bị kết án về hình sự đang chấp hành hình phạt).
+ Người bị (phải) thi hành án (theo thủ tục thi hành án dân sự).
+ Các đương sự (trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình).
Đối tượng bị xâm hại: Bị can, bị cáo và người đang chấp hành hình phạt (theo quyết định về hình phạt của bản án hình sự), vì xét trên khả năng thực tế chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan thi hành án hình sự mới có điều kiện để thực hiện các hành vi trên (như tạm giam để điều tra, áp dụng biện pháp kỷ luật đối với phạm nhân…) để các cơ quan này nhanh chóng kết thúc hồ sơ vụ án thông qua việc khai báo của bị can, bị cáo hoặc kỷ luật đối với phạm nhân.
Các hình thức của tội dùng nhục hình:
Việc sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác được biểu hiện dưới các hình thức sau:
+ Tra tấn bằng vũ lực như: đấm, đá, đánh bằng tay; hoặc bằng các vật gây đau đớn cho nạn nhân như roi, thanh sắt, khúc cây…
+ Tra tấn bằng các thủ đoạn khác như: cùm chân tay, bắt đứng, ngồi, nằm ở những tư thế khó chịu, bắt nhịn ăn, bắt lao động nặng nhọc…
Trong trường hợp dùng nhục hình mà làm chết người; hoặc gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân (đến mức độ nhất định); thì người phạm tội nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ; hoặc tội gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.
Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là những ngườii có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án.
Như vậy, cán bộ quản lý trại giam có hành vi đối xử tàn bạo; đánh đập tù nhân đã phạm vào tội dùng nhục hình.
Hình phạt đối với tội dùng nhục hình?
Theo quy định tại Điều 373 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì:
Mức hình phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%
Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
– Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Làm người bị nhục hình tự sát.
Khung 4 (khoản 4)
Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên; người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội bức cung bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật?
Theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 374. Tội bức cung
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khaI người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng; hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo; hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khỏi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
…
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm”.
Mời bạn xem thêm
- Công an cố tình đánh tội phạm trong quá trình bắt giữ thì phạm tội gì?
- Ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?
- Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cán bộ trại giam đối xử tàn bạo với tù nhân thì phạm tội gìân sự thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai, nếu có căn cứ về việc điều tra viên dùng nhục hình hoặc bức cung, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật. Điều 32 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
” Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.”
Bạn báo công an phường mà công an không tiếp nhận và báo tin lên cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì bạn có thể trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp huyện, viện kiểm sát cấp huyện để tố giác tội phạm, bởi cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.