Ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?

16/11/2021
Ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?
745
Views

Đánh đập, ngược đãi chó mèo hay bất kì vật nuôi nào sẽ bị xử phạt theo quy định mới đây. Vậy trường hợp ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Chăn nuôi 2018

Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi

Một số quy định chủ vật nuôi cần tuân thủ

Đối xử nhân đạo đối với vật nuôi

Luật Chăn nuôi 2018 đã dành riêng mục 2 chương 5; để quy định về việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.

Theo đó, Điều 69 chỉ rõ, trong chăn nuôi; chủ vật nuôi không được bỏ đói; phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh cũng như không được đánh đập, hành hạ; phải đảm bảo nơi ở với không gian phù hợp; và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, trị bệnh…

Đặc biệt, trong hoạt động giết mổ; cơ sở giết mổ phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ và có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Tương tự như vậy, trong quá trình vận chuyển; dù vận chuyển cho mục đích nào thì vật nuôi cũng phải được đảm bảo không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi; được cung cấp đủ thức ăn, nước uống và vận chuyển với phương tiện, trang thiết bị phù hợp…

Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã

Người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình (theo Quyết định 193/QĐ-TTg). Hà Nội cũng ra Kế hoạch 30/KH-UBND yêu cầu người dân Thủ đô tuân thủ quy định nêu trên.

Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi trong trường hợp phải tiêm theo quy định

Theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, chó, mèo là những vật nuôi thuộc đối tượng bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin Dại. Chủ nuôi phải tự chi trả việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo.

Đây là quy định không mới, nhưng là quy định lần đầu tiên được đưa vào trong luật. Theo đó, Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở.

Trước đây, tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu chủ nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Nuôi vật nuôi phải có biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định

Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi vật nuôi cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay là: Đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường… Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn này sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

Cũng theo Luật này, trong trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì chủ nuôi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?

Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi có hiệu lực. Trong đó, mức phạt khi có hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn vật nuôi cũng chính thức được áp dụng.

Điều 29 Nghị định này nêu rõ, phạt tiền từ 01- 03 triệu đồng nếu đánh đập, hành hạ tàn nhẫn với vật nuôi. Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với cơ sở giết mổ tập trung nếu có một trong các hành vi sau đây:

– Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;

– Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

– Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

Ngoài ra, hành vi đưa vật thể lạ; bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ; bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100kg; và cao nhất là bị phạt đến 50 triệu đồng nếu tổng khối lượng này từ 1.000 kg trở lên.

Không chỉ vậy, nếu sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt từ 50 – 60 triệu đồng nếu sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt đến 80 triệu đồng nếu đã phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tố tụng không khởi tố vụ án…

Ở chung cư có được nuôi chó mèo không?

Việc nhiều người nuôi chó, mèo làm thú cưng trong các căn hộ chung cư hiện nay rất phổ biến. Vừa qua việc có được phép nuôi những vật nuôi này ở chung cư hay không là vấn đề gây nhiều tranh cãi gây chú ý trong dư luận.

Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở 2014.; một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi sống ở chung cư là chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

Cùng với đó, Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia súc là loại động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ; thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Căn cứ theo quy định nêu trên, chó, mèo cũng được coi là những loài gia súc; thay vì chỉ gồm những vật nuôi để lấy sức kéo, lấy thịt… theo quan điểm truyền thống như: trâu, bò, dê, cừu…

Việc cấm nuôi chó, mèo trong chung cư được cho là có cơ sở chứ không phải là quy định tự phát không căn cứ vào đâu. Theo Điều 603 Bộ Luật dân sự năm 2015; nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác; thì chủ vật nuôi phải bồi thường; trừ trường hợp vật nuôi bị người khác chiếm hữu trái pháp luật hoặc do người thứ 3 có lỗi…

Quy định về nuôi chó mèo ở chung cư

Cần có các quy định riêng cụ thể về việc nuôi chó mèo ở chung cư; được ghi rõ ràng trong nội quy chung cư và đảm bảo công khai. Thực tế cho thấy, việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không; phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư; được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.

Có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung; hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.

Và điều này được thảo luận, thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư, cũng như được thể hiện rõ ràng tại Nội quy nhà chung cư do Ban quản trị nhà chung cư ban hành. 

Mời bạn tham gia bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không tiêm phòng bệnh dại chó mèo bị xử phạt ra sao?

Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

Không đeo rọ mõm cho chó khi dắt ra công viên bị xử phạt ra sao?

Cũng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

Giống vật nuôi là gì?

Giống vật nuôi theo Luật Chăn nuôi 2018 là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau, bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời