Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?

13/10/2021
Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?
589
Views

Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?

Chào luật sư, chiều nay 13/10, đọc tin tức tôi có thấy vụ việc cán bộ được phân công làm nhiệm vụ truy quét lâm tặc nhưng Trạm trưởng và Trạm phó kiểm lâm của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã “bắt tay” nhận hối lộ cho lâm tặc phá rừng. Hành vi này thật sự rất nguy hiểm cho xã hội. Vậy Nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào theo quy định? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cán bộ Kiểm lâm là ai?

Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm

Theo Điều 80 Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhiệm vụ; quyền hạn của kiểm lâm bao gồm:

Nhiệm vụ của kiểm lâm

  • Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
  • Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  • Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
  • Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
  • Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng

Quyền hạn của kiểm lâm

  • Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
  • Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật
  • Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 

Trách nhiệm của kiểm lâm

Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao; để xảy ra phá rừng; cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, nhiệm vụ; quyền hạn của kiểm lâm là bảo vệ ; phát triển rừng. Tuy nhiên, một số đối tượng lại tiếp tay cho lâm tặc khai thác rừng trái phép. Hành vi nhận hối lộ từ lâm tặc có thể bị truy cứu với tội danh nhận hối lộ theo điều 354

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ

Khách thể

Khách thể của tội phạm hối lộ là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Chủ thể 

Chủ thể của tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo khoản 1 điều 279 là: tiền của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Khung hình phạt

Khung 1

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Lợi ích phi vật chất.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Khung 3

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
  • Của hối lộ là tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Giải quyết vấn đề

Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người; đảm bảo an ninh quốc gia. Do đó, cán bộ kiểm lâm cần có trách nhiệm bảo vệ; phát triển rừng. Hành vi của cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; đe doạ đến tài nguyên rừng quốc gia. Do đó, hành vi đó sẽ bị xử phạt nghiêm minh.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, đỉều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.

Hệ thống tổ chức Kiểm lâm như thế nào?

Ở trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.  
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương :Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. 
Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã. 
Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng; Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật. 

Rừng nguyên sinh là gì?

Rừng nguyên sinh là rừng trong quá trình phát sinh chưa bị tác động của con người. Rừng nguyên sinh có thể là bao gồm rộng hơn của khái niệm rừng nguyên thủy mà ở giới hạn hẹp hơn về thời gian nguồn gốc thì rừng nguyên thủy chính là những khu rừng được hình thành có lịch sử cổ đại lâu đời mà chưa từng bị tác động khai phá của con người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận