Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?

31/08/2021
dang-tin-sai-su-that-ve-hoat-dong-cua-chot-kiem-soat-dich-bi-xu-ly-nhu-the-nao
505
Views

Mới đây, đối tượng V.T.H (29 tuổi; ở xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đăng thông tin lên một trang mạng xã hội với nội dung đưa con đi khám bệnh và chờ 2 tiếng đồng hồ mới được qua chốt kiểm soát dịch bệnh tại khu vực Cổng chào Tiến Ân. Trong thông tin của mình, V.T.H. cho rằng các thành viên chốt kiểm soát ý thức kém; thiếu trách nhiệm. Chiều 30/8/2021, Công an Hà Nội thông tin về kết quả, xác minh, xử lý của Công an huyện Chương Mỹ và cơ quan chức năng đối với V.T.H. về hành vi đăng thông tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch lên mạng xã hội Facebook.

Vậy hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội về hoạt động của chốt kiểm soát dịch có bị xử phạt? Pháp luật quy định việc xử phạt về việc đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật an ninh mạng 2018

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thế nào là hành vi đăng tin sai sự thật?

Đăng tin sai sự thật là hành vi chia sẻ; đăng tải thông tin giả lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… những trang phương tiện truyền thông truyền thống như in ấn; phát sóng,… Những thông tin đăng tải trong trường hợp này là những thông tin sai lệch. Mục đích của việc đăng tải có thể là thu hút sự quan tâm của dư luận; hoặc những mục đích khác. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến trật tự của không gian mạng.

Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch có bị xử phạt?

Xử phạt về hành vi sử dụng không gian mạng để đưa thông tin sai sự thật

Theo điểm d, khoản 1 điều 8 Luật an ninh mạng 2018, nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi:

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

Căn cứ theo điểm a, khoản 3, điều 99 Nghị định 15/2020-NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”

Do đó, hành vi đưa thông tin sai lệch về hoạt động của chốt kiểm soát dịch có thể bị phạt tiền từ 20.000.0000 đồng đến 30.000.00 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung

Căn cứ theo khoản 4 điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

Người vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ theo điều 5 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người vi phạm sẽ phải:

Gỡ bỏ bài viết, đường dẫn đến thông tin sai lệch; thông tin vi phạm pháp luật.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông

Căn cứ theo điểm e khoản 2, điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Nếu hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, việc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm dịch gây ảnh hưởng đến uy tín; danh dự của các thành viên tham gia chốt kiểm soát. Hành vi này cần được xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe, ngăn chặn các thông tin tiêu cực, bịa đặt gây tâm lý hoang mang dư luận.

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Test nhanh COVID-19 bao lâu thì có kết quả?

Dịch vụ test nhanh Covid-19 thường trả kết quả trong vòng 15-30 phút đối với xét nghiệm tại chỗ. Tuy nhiên, độ ẩm và nhiệt độ nơi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó mẫu test nhanh Covid-19 có thể sẽ được đóng gói về thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhân viên y tế sẽ bảo quản mẫu trong ống kín không môi trường bảo quản ở 2-8oC và sử dụng trong vòng 12 giờ. Bộ Y tế khuyến cáo không nên lan truyền kết quả test nhanh.
Trong nhiều trường hợp, tiến hành test nhanh thì cho kết quả dương tính SARS-CoV-2; nhưng khi thực hiện xét nghiệm hệ thống PCR (có quy trình tương đối dài khoảng 7-8 giờ) thì kết quả âm tính.

Tấn công cán bộ chốt kiểm dịch thì bị xử lý như thế nào

Căn cứ điều 330 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP; Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, những cá nhân nào có hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực… tấn công cán bộ chốt kiểm dịch thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nhiều trường hợp với tội chống người thi hành công vụ mà có có tổ chức; tái phạm nguy hiểm… có thể bị phạt với mức tù từ 02 năm đến 07 năm.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời