Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào?

23/11/2023
Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào?
532
Views

Theo quy định pháp luật, mỗi địa phương sẽ có Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… Trong những cơ quan đó sẽ có những cán bộ. Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức gọi những cá nhân đó là cán bộ cấp xã. Những cán bộ cấp xã này sẽ thực hiện những công việc được phân công và theo quy định pháp luật. Vậy cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cán bộ, công chức 2008;
  • Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào?

Cán bộ, công chức là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước và được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hơn so với người lao động thông thường. Mỗi địa phương sẽ có những cán bộ chủ chốt. Dưới đây là quy định pháp luật về những chức danh của cán bộ, công chức cấp xã.

Chức vụ của cán bộ cấp xã

Cụ thể tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008, chức vụ của cán bộ cấp xã bao gồm:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
  • Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 

Chức danh của công chức cấp xã

Các chức danh của công chức cấp xã bao gồm:

  • Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định Luật Công an nhân dân 2018)
  • Chỉ huy trưởng Quân sự;
  • Văn phòng – thống kê;
  • Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
  • Tài chính – kế toán;
  • Tư pháp – hộ tịch;
  • Văn hóa – xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

(Khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008)

Lưu ý: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại mục 2.1 và mục 2.2 bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là những người sống và làm việc vì dân. Cán bộ, công chức cấp xã có nghĩa vụ thực hiện những công việc được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cán bộ, công chức cấp xã sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Theo Điều 62 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức cấp xã có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.
  • Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục;

Nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào?
Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào?

Quy định về bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là những cá nhân được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển. Một số cán bộ, công chức cấp xã được bổ nhiệm khi đáp ứng được những điều kiện được miễn thi tuyển theo quy định pháp luật. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Các quy định về bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Điều 63 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019):

  • Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
  • Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.

  • Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức.

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Cán bộ chủ chốt cấp xã gồm những chức danh nào? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo bảng giá tách thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức cấp xã là ai?

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã là gì?

– Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.
– Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Bầu cử cán bộ cấp xã được quy định như thế nào?

– Bầu cử cán bộ cấp xã đảm nhiệm chức vụ trong Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
– Bầu cử cán bộ cấp xã đảm nhiệm chức vụ trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều lệ Đảng, điều lệ tổ chức chính trị – xã hội và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.