Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022

11/11/2022
Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022
378
Views

Vấn đề cho vay và đòi nợ là những vấn đề lan giải mà nhiều người quan tâm. Theo quy định của pháp luật, khi người vay nợ không trả thì người cho vay có thể khởi kiện người đó ra Tòa án. Vậy cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022 như thế nào? Có thể sử dụng những cách nào để đòi nợ? Thủ tục khởi kiện đòi nợ thực hiện thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới dây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Có thể sử dụng những cách nào để đòi nợ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để đòi nợ một cách hợp pháp, chúng ta có thể thực hiện theo các cách như sau:

Khởi kiện ra Tòa án

Bởi vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Theo đó, khi bên vay nợ không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Do đó, người này có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi (nếu có).

Đáng lưu ý: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).

Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản… thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành)

– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự hiện hành)

Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cá nhân hoàn toàn có thể tố giác, tin báo bằng lời nói hoặc văn bản. Lưu ý: Nếu cố ý tố giác, báo tin sai sự thật về tội phạm thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Thủ tục khởi kiện đòi nợ thực hiện thế nào?

Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người đó có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện (Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Theo đó, nếu một người cho người khác vay tiền nhưng đến hạn trả nợ thì người vay không trả, người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để thực hiện được việc khởi kiện đòi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:

Đơn khởi kiện đòi nợ.

– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).

– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

– Các tài liệu, chứng cứ khác.

Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022
Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022

Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Căn cứ các quy định trên, người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.

Lưu ý: Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Thời gian giải quyết

Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 đến 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.

– Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.

– Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.

– Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

– Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.

Như vậy một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 – 08 tháng.

Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn khởi kiện cần có các nội dung sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người này thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng;

– Yêu cầu đòi nợ.

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cụ thể mẫu đơn và cách viết, mời bạn tham khảo tài liệu dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Không có hợp đồng vay tiền, có đòi được nợ không?

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay về việc vay nợ, lãi suất cho vay…

Trong đó, pháp luật không quy định, hợp đồng vay tài sản phải thể hiện dưới hình thức văn bản nghĩa là các bên không nhất định phải lập giấy vay nợ hoặc hợp đồng vay bằng văn bản mà có thể bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc qua tin nhắn, mail…

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp việc vay tiền đều hợp pháp. Mặc dù có thể không cần thể hiện thông qua văn bản, giấy tờ nhưng thỏa thuận vay nợ bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự gồm:

– Do những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự thực hiện;

– Các bên vay và cho vay phải hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung thỏa thuận vay nợ không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối, không nhằm che giấu cho một giao dịch khác…

Như vậy, có thể thấy, nếu đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự thì việc thỏa thuận vay nợ giữa các bên dù không có hợp đồng vay thì vẫn hợp pháp và người cho vay trong trường hợp này hoàn toàn có thể đòi nợ người vay. Tuy nhiên, để nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng thì người cho vay phải chứng minh được việc cho vay của mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ năm 2022”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất hay tìm hiểu về mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đến Tòa

Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ, các phương thức người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền gồm:
– Nộp trực tiếp tại Tòa;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Phí, lệ phí khởi kiện đòi nợ là bao nhiêu?

Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326 năm 2016, khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp.

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu?

Về thời hiệu khởi kiện nếu có tranh chấp hợp đồng, Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu cần biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện đòi nợ là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.