Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài mới năm 2022

11/11/2022
Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài mới năm 2022
274
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi là người Việt Nam, đang định cư tại Pháp, vừa rồi ông tôi mất có để lại di chúc cho tôi một căn nhà tại Việt Nam, nhưng tôi không muốn nhận tài sản thừa kế này bởi không muốn tranh giành tài sản với người thân trong gia đình. Tôi có thắc mắc rằng tôi có thể từ chối nhận di sản này được không khi tôi đang ở nước ngoài và mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài hiện nay như thế nào? Tôi có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để công chứng văn bản từ chối nhận di sản được hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Người Việt Nam đang ở nước ngoài có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:

“Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ chối di sản thừa kế như sau:

“Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản, cụ thể như sau:

“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài mới năm 2022
Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài mới năm 2022

Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên một người dù ở trong nước hay ở nước ngoài, nếu không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng thừa kế ở trên thì có quyền từ chối nhận di sản.

Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản của Cơ quan đại diện ngoại giao?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009, cụ thể như sau:

“1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.”

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

“3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.”

Theo đó tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

“a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.”

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 như sau:

“1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”

Như vậy, người Việt Nam hiện đang cư trú tại nước ngoài có quyền yêu cầu Cơ quan đại diện ngoại giao công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Trong trường hợp của bạn, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.

Tải xuống mẫu Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế khi đang ở nước ngoài?

Hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế quy định tại Điều 59 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:

“Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”

Theo đó hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao Di chúc (nếu thừa kế theo Di chúc) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người từ chối nhận thừa kế (nếu chia thừa kế theo pháp luật);

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;

– Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);

– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân … của người từ chối nhận di sản thừa kế.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài mới năm 2022”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay sử dụng dịch vụ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng của chúng tôi… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài có thể hủy bỏ không?

Nếu văn bản từ chối quyền thừa kế đã phát sinh hiệu lực thì không được hủy bỏ văn bản này.
Chỉ khi việc từ chối không/chưa phát sinh hiệu lực thì mới có quyền thay đổi ý và có thể tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản. Liệt kê các trường hợp sau:
– Việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
– Chưa được lập thành văn bản và chưa được gửi đến những người liên quan;
– Từ chối sau thời điểm phân chia di sản.

Mức xử phạt hành chính thế nào khi ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu người nào dùng thủ đoạn gan dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào khi ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế?

Nếu tính chất vụ việc ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất đến 20 năm tù.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.