Cách nhận biết tiền polime giả như thế nào?

28/04/2022
786
Views

Tiền giả là một trong các vấn nạn đang nổi lên hiện nay; ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của tất cả mọi người. Hiện tiền giả không chỉ xuất hiện trên thị trường mà còn được rao bán công khai qua mạng xã hội; đặc biệt là những tờ tiền có mệnh giá lớn như 500.000 đồng và 200.000 đồng. Nhiều người thiếu hiểu biết pháp luật; hám lợi bỏ tiền thật mua tiền giả để tiêu dùng, tiếp tay; khiến hoạt động buôn bán tiền giả mạnh hơn. Vậy làm cách nào để nhận biết được tiền giả? Người sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ tiền giả bị xử lý như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Cách nhận biết tiền polime giả như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tiền giả là gì?

Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định:

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu trục lợi. Xét về cách thức, tiền giả có đặc điểm vô cùng giống với tiền thật. Nếu không biết cách nhận dạng bạn sẽ đơn giản bị lừa.

Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;… bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010).

Cách nhận biết tiền polime giả

Theo Cơ quan chức năng các loại tiền giả Polymer thường có các dải seri sau: 500.000 đồng seri DA, FC, PK, YF; 200.000 đồng seri EP, HW, HZ. IA, IW, JP, NM, OG, QQ, TQ, UI, YX, ZX; và 50.000 đồng có seri PL.

Những loại tiền giả này có các đặc điểm hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; mực đổi màu được in cùng với hình ảnh, hoa văn mặt trước; không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật và mảng ký tự siêu nhỏ là những dải mực nhòe.

Cửa sổ lớn, cửa sổ nhỏ làm giả bằng cách khoét thủng trên giấy theo hình cửa sổ và phủ lớp nylon trên toàn bộ hai mặt tờ tiền. Khi soi dưới đèn cực tím thì nền giấy này phát quang, seri dọc và seri ngang không phát quang.

Riêng seri PK của mệnh giá 500.000 đồng làm giả nét in nổi tại cụm số mệnh giá ở góc trên, bên trái, mặt sau tờ tiền. Khi soi dưới đèn cực tím, cụm số in làm giả dập nổi phát quang cường độ yếu.

Tiền giả có hình bóng chìm chỉ là hình mô phỏng; không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

Yếu tố iriodin (dây bảo an)

Tiền giả vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật. Tiền giả được làm giả yếu tố mực đổi màu nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng như tiền thật, không có yếu tố iriodin hoặc có dải nhũ vàng nhưng không lấp lánh như tiền thật.

Riêng cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là tiền thật?

Kiểm tra chất liệu polymer in tiền

Đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Người dân có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay, khi mở ra tờ tiền thật sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu. Bạn cũng có thể kéo, xé nhẹ ở mép tờ tiền, tiền thật thì rất khó rách hay bai giãn.

Tiền giả chủ yếu được in trên nylon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như polymer.

Soi tiền trước nguồn sáng

Khuyến cáo người dân cảnh giác với tiền giả -0
Các đặc điểm nhận dạng tờ 500.000 đồng. 

Soi tiền trước nguồn sáng là cách phân biệt rõ nhất. Theo đó, dưới nguồn sáng có thể thấy các hình bóng chìm trên tiền giả thường không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, sắc nét; hình định vị không khớp khít…

Tờ tiền thật có hình bóng chìm nhìn thấy rõ từ cả hai mặt, thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Tiền mệnh giá từ 20.000 đồng đến 500.000 đồng là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000 đồng là hình ảnh chùa Một Cột.

Kiểm tra các yếu tố in nổi

Một cách kiểm tra trực quan nữa là vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra độ nổi, nhám ráp của nét in ở chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Đối với tiền giả, khi làm động tác này thì chúng ta sẽ thấy có cảm giác trơn lì, không nhám ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

Kiểm tra mực đổi màu, dây bảo an, hình ẩn nổi

Người dân có thể chao nghiêng tiền để kiểm tra mực đổi màu, hình ẩn nổi trên tiền. Mực đổi màu chỉ có ở ba mệnh giá500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng, khi quan sát sẽ thấy mực chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc ngược lại.

Dây bảo an (yếu tố iriodin)

Dải Iriodin (dây bảo an) chỉ có ở các mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng, là dải màu vàng chạy dọc theo mặt sau tờ tiền; riêng mệnh giá 100.000 đồng đặt tại mặt trước. Dải Iriodin này sẽ lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn khi tờ tiền được chao nghiêng.

Tiền giả có thể có yếu tố đổi màu nhưng đổi không đúng màu như tiền thật; không có dải Iriodin hoặc có in giả mà không lấp lánh.

Các cửa sổ trong suốt

Cửa sổ lớn của tờ tiền có số mệnh giá dập nổi, cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn là chi tiết nền nhựa trong suốt, sắc sảo. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.

Khuyến cáo người dân cảnh giác với tiền giả -0
Các đặc điểm nhận dạng tờ 200.000 đồng

Trong khi đó ở tiền giả, cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn.

Dùng kính lúp, đèn cực tím

Người dùng có thể dùng kính lúp để kiểm tra mảng chữ in siêu nhỏ được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN” hoặc số có mệnh giá lặp đi lặp lại, thường được in ở vùng mệnh giá tiền.

Bên cạnh đó, cụm số mệnh giá in bằng mực phát quang không màu chỉ được nhìn thấy khi soi dưới đèn cực tím. Số sêri phát quang dọc màu đỏ phát quang màu vàng cam và số sêri ngang màu đen phát quang màu xanh lơ.

Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả bị xử lý như thế nào?

Tiền giả bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật. Theo đó làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 207 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cách nhận biết tiền polime giả như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi làm tiền giả là gì?

Làm tiền giả là hành vi in, photo, vẽ, sao chép hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra những tờ tiền giả giống như tiền thật, ngân phiếu thật nhằm làm cho người khác nhầm lẫn tưởng đó là tiền thật. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình hoặc có thể chỉ là một công đoạn trong quá trình làm tiền giả. Đồng thời mức độ giống tiền thật không ảnh hưởng đến việc định tội. Tiền giả ở đây có thể là tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài.

Giữ tiền giả nhưng không nhằm mục đích sử dụng, mua bán thì có bị xử lý?

Theo quy định, hành vi tàng trữ tiền giả sẽ bị xử lý hình sự. Tùy thuộc vào giá trị của tiền giả mà người vi phạm có thể bị xử lý các mức án khác nhau có thể từ 3-12 năm. Tuy nhiên nếu giá trị tiền giả rất nhỏ; xét thấy không nguy hiểm cho xã hội; nhân thân người vi phạm tốt thì căn cứ Khoản 2 Điều 8 BLHS thì người vi phạm có thể không bị truy cứu hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.