Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp

30/01/2022
Cách chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp
615
Views

Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp được pháp luật quy định như thế nào, bởi hiện nay, vụ việc tranh chấp về di sản thừa kế ngày càng tăng , đặc biệt là việc CHIA THỪA KẾ đối với nhà đất đang thế chấp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc chế định trong Bộ luật Dân sự về thừa kế và cách chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm thế chấp

Theo Điều 317 BLDS năm 2015, quy định về thế chấp tài sản như sau:

  1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo Điều 318 BLDS năm 2015 Tài sản thế chấp bao gồm:

  • Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp thế chấp một phần bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp; thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như  vậy, theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 318 BLDS 2015 thì tài sản thế chấp bao gồm động sản, bất động sản,…

Bạn đang thắc mắc về việc chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua phần tiếp theo.

Có được lập di chúc chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp không?

Theo quy định tại khoản 8, Điều 320 BLDS 2015 thì bên thế chấp không được bán; trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tại khoản 4, 5 Điều 321.

Pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:

Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế; theo quy định tại khoản 1, Điều 615 BLDS 2015; “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản; hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.

Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế; bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất; khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.

Như vậy, có thể lập di chúc cho thừa kế mảnh đất đó; tuy nhiên có sự xác nhận của ngân hàng đang nhận thế chấp nhà.

Bạn đang thắc mắc về việc chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp. Mời quý bạn đọc cùng đón xem phần tiếp theo.

Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp

Việc thế chấp nhà đất có bị chấm dứt khi người để lại di sản chết?

Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp

Theo Điều 422 BLDS năm 2015 Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

Hợp đồng đã được hoàn thành;

Theo thỏa thuận của các bên;

Cá nhân giao kết hợp đồng chết; pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân; pháp nhân đó thực hiện;

Như vậy, hợp đồng thế chấp chỉ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết; và chính cá nhân đó thực hiện hợp đồng; cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên mình không làm chấm dứt hợp đồng thế chấp. Đồng thời, Bộ luật dân sự không cấm việc chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đang bị thế chấp.

Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp

Theo Điều 615 BLDS năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1.Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3.Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc; thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, những cá nhân được hưởng quyền thừa kế; sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ do người chết để lại. Đặc biệt, đối với nghĩa vụ tài sản, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi di sản do người chết để lại; họ sẽ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thế chấp đối với bên được thế chấp và hưởng phần tài sản còn lại.

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

1. Người thừa kế phát sinh quyền và nghĩa vụ khi nào?

Theo Điều 611 BLDS năm 2015, quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Theo Điều 614 BLDS năm 2015 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Đối tượng nào được hưởng di sản thừa kế theo quy định

Tại Điều 676, Bộ luật dân sự đã quy định về những người thừa kế theo pháp luật.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.