Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì?

26/09/2023
Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì?
531
Views

Nợ thuế là số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức phải trả cho cơ quan thuế vì không đáp ứng đúng và đủ các nghĩa vụ thuế. Đây có thể là kết quả của việc không khai báo thuế, khai báo thiếu, hoặc không trả đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định. Khi các doanh nghiệp nợ thuế trong thời gian dài quá thời hạn luật định thì sẽ bị cưỡng chế nợ thuế. Vậy các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về các trường hợp này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 215/2013/TT-BTC

Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì?

Một khi doanh nghiệp có nợ thuế, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp để thu hồi số tiền này từ doanh nghiệp. Các biện pháp này có thể bao gồm việc tăng lãi suất, áp dụng các khoản phạt, khóa tài khoản ngân hàng, tịch thu tài sản hoặc thậm chí buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định có 4 trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế như sau:

  • Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.
  • Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

Ngoài ra, một số trường hợp vi phạm dưới đây cũng sẽ bị cưỡng chế nợ thuế:

  • Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày -tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
  • Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định hiện hành

Cưỡng chế nợ thuế là quy trình mà cơ quan thuế sử dụng để thu hồi số tiền nợ thuế từ người nợ. Đây là biện pháp quyết đoán và mạnh mẽ nhằm đảm bảo tuân thủ luật pháp thuế và đảm bảo việc thu thuế hiệu quả. Hiện nay, pháp luật về thuế có quy định các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Dưới đây là các biện pháp cưỡng chế cụ thể.

Theo đó, các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:

(1) Trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

(3) Đề nghị cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

(4) Ngừng sử dụng hóa đơn. 

(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

(6) Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì?
Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì?

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ

Quá trình cưỡng chế nợ thuế thường bắt đầu với thông báo cưỡng chế từ cơ quan thuế tới người nợ, trong đó được yêu cầu thanh toán số nợ trong thời hạn nhất định. Nếu người nợ không thể hoặc không muốn thanh toán, cơ quan thuế có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khóa tài khoản ngân hàng, tịch thu tài sản, rà soát thuế từ thu nhập của người nợ, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nghiêm trọng.

* Đối với biện pháp (1), (2), (3) thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:

Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.

Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:

  • Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
  • Cơ quan, tổ chức mà cả nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
  • Cơ quan, tổ chức chỉ trả trợ cấp hưu trí, mất sức.

– Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.

Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.

* Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo,

* Quyết định cưỡng chế đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.

Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.

Trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của người nộp thuế.

Quyết định 1795/QĐ-TCT có hiệu lực từ ngày 11/11/2022 và thay thế Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Các trường hợp cưỡng chế nợ thuế là gì? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng chế nợ thuế là gì?

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường gặp trường hợp: Tài khoản ngân hàng nộp thuế tự trừ tiền thuế trong khi không nộp giấy nộp tiền. Trường hợp như vậy, doanh nghiệp đã bị cưỡng chế thuế. Vậy cưỡng chế nợ thuế là gì? Theo đó, cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

Ảnh hưởng của doanh nghiệp khi bị cưỡng chế nợ thuế là gì?

Căn cứ theo quy định tại  Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp sau:
– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
– Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
– Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền nộp chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân đang giữ.
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Nguyên tắc áp dụng: Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo khi không áp dụng được các biện pháp trước đó hoặc đã áp dụng mà vẫn không đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.

Nội dung của cưỡng chế nợ thuế là gì?

Sau khi đã áp dụng các biện pháp quản lý nợ không thu được, thu đủ số nợ thuế cơ quan thuế tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo người nộp thuế tuân thủ quyết định hành chính thuế. Cưỡng chế nợ thuế bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là: Căn cứ vào tình hình thực tế của người nộp thuế và quy định hiện hành của pháp luật cơ quan thuế quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp. Hiện nay theo quy định luật quản lý thuế bao gồm 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Hai là: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.
– Ban hành quyết định cưỡng chế; thông báo cho các bên liên quan được biết
– Phối hợp với các bên liên quan thực hiện quyết định cưỡng chế.
Ba là: Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế, đảm bảo quyết định cưỡng chế được thực hiện đúng. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ cưỡng chế đầy đủ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.