Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 như thế nào?

10/05/2023
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 như thế nào?
279
Views

Vào ngày 28/02/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong nghị định có hướng dẫn về việc giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 01/2/2022. Đến nay Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT thì việc giảm toàn bộ hàng hóa chịu thuế GTGT 10% được giảm xuống 8% đến hết năm 2023. Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về quy định đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc áp dụng chính sách giảm thuế GTGT

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật thuế GTGT thì không được giảm thuế 2%.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 như thế nào?

Theo Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT, đề xuất giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Như vậy, theo Dự thảo thì toàn bộ hàng hóa chịu thuế GTGT 10% được giảm xuống 8% đến hết 2023.

Trước đây, chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng với với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, tuy nhiên trừ những loại hàng hóa sau đây không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT này:

– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 như thế nào?

– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Xác định đối tượng áp dụng thuế suất 8% như thế nào?

Xác định theo mã sản phẩm

Để xác định hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT hay không thì trước tiên cần xác định được tên của hàng hóa, dịch vụ đó.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì chính sách giảm thuế GTGT áp dụng đối với các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) chứ không áp dụng với các ngành nghề kinh doanh.

Mặt khác, danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng này là một phần của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam nên cơ sở kinh doanh phải tra cứu mã sản phẩm.

Vì vậỵ, cơ sở kinh doanh phải xác định được danh mục sản phẩm mà mình đang kinh doanh, sau đó, tra cứu mã sản phẩm của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) mà mình đang kinh doanh, sau đó đối chiếu với các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 15 năm 2022 để xác định sản phẩm đó có được áp dụng giảm thuế GTGT hay không chứ không phải dùng mã ngành nghề kinh doanh của ngành nghề kinh doanh mà mình đã đăng ký với Sở Kế hoạch – Đầu tư để tra cứu.

Để xác định được danh mục các sản phẩm mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh, cơ sở kinh doanh có thể thực hiện theo một trong hai cách: Một là, tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ (trong trường hợp cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh), sau đó dựa vào danh mục mã ngành nghề kinh doanh này để xác định danh mục sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ); Hai là, liệt kê các sản phẩm mà thực tế cơ sở mình đang kinh doanh (vì có nhiều trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh ngành nghề đó và vẫn xuất hóa đơn đầy đủ).

Để tra cứu danh mục ngành nghề kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở kinh doanh nhập mã số thuế của đơn vị mình vào ô tìm kiếm để tra cứu kết quả.

Căn cứ vào mã ngành nghề kinh doanh mà cơ sơ kinh doanh đang kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc qua thực tế này, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg, sau đó, đối chiếu với Phụ lục I kèm theo Nghị định 15 năm 2022 (cột từ Cấp 1 đến Cấp 7), nếu mã sản phẩm nằm trong Phụ lục I này thì sản phẩm này sẽ không được giảm thuế GTGT, nếu mã sản phẩm này không nằm trong Phụ lục I này thì sản phẩm này sẽ được giảm thuế GTGT.

Xác định theo mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu)

Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.

Trường hợp 1: Với mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.90.00 à đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm è thuế suất GTGT của mặt hàng này vẫn là 10%.

Trường hợp 2: Với mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.20.00 à đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm è được giảm thuế GTGT còn 8%.

Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tại cột 10 chỉ bao gồm Chương 02 chữ số, hoặc nhóm 04 chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT.

Ví dụ: Tất cả các mặt hàng có mã HS 8 chữ số trong chương 72 (Sản phẩm gang, sắt, thép) đều không được giảm thuế GTGT cho dù mặt hàng đó có hay không có trong trong cột số 10 của Phụ lục I này vì trong phụ lục I đã có chương 72 (Chương 2 chữ số xuất hiện trong phụ lục không được giảm thuế).

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyế toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về soạn thảo mẫu đơn xin sang tên sổ đỏ, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã nêu định nghĩa về thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là như thế nào?

Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc ngân sách nhà nước trả lại cho doanh nghiệp số tiền thuế VAT đầu vào đã trả khi mua hàng hóa – dịch vụ mà chưa được khấu trừ thuế trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa – dịch vụ đó không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Bản chất của việc hoàn thuế giá trị gia tăng là nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế thu quá, thu sai quy định của pháp luật cho doanh nghiệp.

Những đối tượng nào sẽ nộp thuế giá trị gia tăng?

Những đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm:
Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.