Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải cơ sở

28/01/2022
Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải cơ sở
767
Views

Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, không phải bắt buộc tất cả tranh chấp đất đai mà có một số tranh chấp đất đai coi việc hòa giải là điều kiện bắt buộc. Vậy những tranh chấp đất đai nào bắt buộc phải hòa giải cơ sở? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải cơ sở” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các tranh chấp đất đai nào bắt buộc phải hòa giải cơ sở?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đối với những tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau: 

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp đất đai về ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải. 

Trình tự, thủ tục hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu hòa giải

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 2: Lập thành biên bản

Biên bản: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: 

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
  • Thành phần tham dự hòa giải: 
  • Hòa giải viên;
  • Các bên tranh chấp, mâu thuẫn; trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia buổi hòa giải để nhìn nhận vụ việc toàn diện, khách quan hơn, giúp cho việc hòa giải được thuận lợi. Việc gặp gỡ trong hoà giải phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp.

Bước 3: Kết quả hòa giải

Theo khoản 57, Điều 1, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau: 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Theo khoản 4, Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải cơ sở“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp đất đai nào bắt buộc phải hòa giải cơ sở?

Chỉ những tranh chấp đất đai về ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải. 

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất thì phải làm gì?

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.